Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Hãy xem người Nhật nói gì về người Việt Nam

Anh Phạm Trọng Thức, hiện đang làm việc tại một đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đã gửi tới chúng tôi câu chuyện người thật việc thật từ một công nhân 40 tuổi (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội), phần nào sẽ cho chúng ta câu trả lời Người Nhật đánh giá thế nào về người Việt Nam.

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.
Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.
Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
Phạm Trọng Thức
(Ghi theo lời kể của anh P.V.M, 40 tuổi, công nhân tại một doanh nghiệp Nhật Bản (khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội))

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Người dân Hà Nội xuống đường phản đối Trung Quốc



Người dân Hà Nội xuống đường yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam
Hơn 10h sáng nay, dòng người từ các ngả đường vẫn tiếp tục hướng về khu vực trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc. Các biểu ngữ “Người dân đồng lòng cùng Chính phủ, chống xâm lược bảo vệ tổ quốc”, “Cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động bất hợp pháp tại vùng biển của Việt Nam”, “Hoàng Sa Việt Nam, Trường Sa Việt Nam”… được giơ cao.
“Tôi đến đây để biểu lộ tình yêu tổ quốc, cùng nhân dân cả nước bảo vệ lãnh thổ ông cha để lại. Chúng tôi cùng đề nghị Trung Quốc dừng ngay các hành động bất hợp pháp, rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam”, bác Hồng nhà ở Hoàn Kiếm chia sẻ.
Người dân Hà Nội xuống đường yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam

Người dân Hà Nội xuống đường yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam

Người dân Hà Nội xuống đường yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam

Người dân Hà Nội xuống đường yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam

Người dân Hà Nội xuống đường yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam

 
Gần 10h sáng nay, dòng người khéo đến khu vực Đại sứ quán Trung Quốc ngày càng đông. Dòng người đến biểu lộ tình yêu tổ quốc gồm đủ các thành phần, từ các cụ già, thanh niên, nam nữ. Hàng ngàn người tay cầm cờ tổ quốc, hoạt động có trật tự, cùng đồng thanh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển của Việt Nam.

Dòng người kéo đến khu vực trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày càng đông
Dòng người kéo đến khu vực trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày càng đông

Thành phần tham gia đủ các lứa tuổi từ cụ già đến thanh niên, nam nữ, các cháu nhỏ

Thành phần tham gia đủ các lứa tuổi từ cụ già đến thanh niên, nam nữ, các cháu nhỏ
Thành phần tham gia đủ các lứa tuổi từ cụ già đến thanh niên, nam nữ, các cháu nhỏ

Người dân biểu lộ tình yêu tổ quốc
Người dân biểu lộ tình yêu tổ quốc

Băng rôn, khẩu hiệu phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động phi pháp
Băng rôn, khẩu hiệu phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động phi pháp

Người dân Hà Nội diễu hành yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vủng biển Việt Nam
Ngay từ sáng sớm hàng ngàn người kéo đến trước Đại sứ quán Trung Quốc phản đối nước này đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam

Người dân khẳng định biển Đông là của Việt Nam từ ngàn đời nay
Người dân khẳng định biển Đông là của Việt Nam từ ngàn đời nay

Người dân biểu lộ tình yêu với đất nước

Người dân biểu lộ tình yêu với đất nước
Người dân biểu lộ tình yêu với đất nước

Dòng người phản đối Trung Quốc
Dòng người phản đối Trung Quốc
Tiếp tục cập nhật...

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Trước giờ tuyên án: Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử?

14h chiều nay (7/5), Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội sẽ tuyên án đối với Dương Chí Dũng và các đồng phạm trong vụ án tham ô và cố ý làm trái quy định của nhà Nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Dự kiến ban đầu, phiên xử phúc thẩm diễn ra trong ba ngày từ 22 đến 24/4. Tuy nhiên, chiều 25/4, thay vì tuyên án như đã tuyên bố trước đó, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn quyết định quay lại phần xét hỏi. Như vậy, phiên tòa đã kéo dài gấp đôi số ngày xét xử dự kiến và nghị án kéo dài qua kỳ nghỉ lễ 1/5.
PLO xin điểm lại những diễn biến chính trong sáu ngày xét xử vừa qua.
Các bị cáo được nói lời sau cùng… hai lần
Cũng do việc HĐXX quyết định xét hỏi lại nên tại phiên xử phúc thẩm, các bị cáo có tới hai lần được… nói lời sau cùng. Trong cả hai lần này, Cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng đều tha thiết xin được sống:
“Bị cáo trông cậy vào từ tâm đức độ, quyết định chính xác, sự công minh của HĐXX để không xảy ra tình trạng “quýt làm cam chịu”. Nếu chưa làm rõ được sự thật bị cáo thực sự bị oan, bị cáo chỉ xin cho bị cáo được sống. Nếu có tội, bị cáo có chết cũng phải chịu, nhưng oan mà chết thì không nói với ai được”- Bị cáo Dũng nói.
Trước giờ tuyên án: Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử? - 1
Bị cáo Dương Chí Dũng. Ảnh TN
Bị cáo Dương Chí Dũng phủ nhận hoàn toàn việc nhận 10 tỷ đồng “chia chác” từ số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng) sau khi thương vụ mua bán ụ nổi 83M hoàn tất.
Đối với tội cố ý làm trái, Dương Chí Dũng cho rằng, với cương vị là Bí thư, Chủ tịch HĐQT, để xảy ra sai phạm tại Vinalines (gây thiệt hại cho nhà nước gần 367 tỷ đồng-PV), bị cáo nhận tội, không chối cãi. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng khẳng định mình không cố ý, chỉ là nôn nóng muốn làm điều gì đó cho ngành nhưng không thành công mà thành tội, “đó cũng là điều đau đớn với bị cáo”. Dũng hứa sẽ vận động gia đình bán hết tài sản, kể cả những tài sản không bị kê biên, để bồi thường, khắc phục hậu quả.
Bị cáo Mai Văn Phúc kháng cáo kêu oan đối với cả hai tội danh: tham ô và cố ý làm trái.
Cũng như Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc phủ nhận hoàn toàn cáo buộc nhận 10 tỷ đồng từ Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Phúc khai mình chỉ duy nhất nhận chai rượu và phong bì hai triệu đồng Sơn biếu nhân dịp tết.
Trước giờ tuyên án: Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử? - 2
Bị cáo Mai Văn Phúc. Ảnh: TN
Cựu TGĐ cho rằng, nếu có tội thì Phúc phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, chứ không phải là “cố ý làm trái”. Tại tòa, khi nói lời sau cùng, Phúc cho rằng mình bị oan và là “nạn nhân của vụ án này”.
Luật sư: Chứng cứ buộc tội tham ô “yếu”
Trong số bốn bị cáo bị cáo buộc tham ô, hai bị cáo thành khẩn nhận tội ngay từ đầu là Phó TGĐ Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn. Trong đó, Trần Hải Sơn được coi là “mắt xích” quan trọng, là người làm thủ tục nhận khoản tiền 1,666 triệu USD từ công ty AP- Singapore (Công ty môi giới trong việc mua bán ụ nổi) chuyển về cho Công ty Phú Hà (của em gái Sơn). Lời khai của Sơn sau này cũng là căn cứ quan trọng để buộc tội tham ô đối với Dũng và Phúc.
Sơn khai, theo chỉ đạo của Dũng và Phúc, số tiền 1,666 triệu USD được chia ba phần: Dũng 10 tỷ, Phúc 10 tỷ, phần còn lại của Sơn.
Trước giờ tuyên án: Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử? - 3
Bị cáo Trần Hữu Chiều. Ảnh: TN
Trần Hữu Chiều là người được Sơn tự ý cho 340 triệu vì Sơn thấy Chiều là người tốt, sống đức độ. Tại tòa, luật sư của Chiều cho rằng Chiều cũng chỉ là nạn nhân, là kẻ nhận “bố thí” số tiền nói trên.
Trong khi đó, luật sư của Dũng và Phúc thì cho rằng lời khai của Sơn có nhiều mâu thuẫn. Tại sao nhiều người “có công” trong việc mua bán ụ nổi nhưng ngoài Dũng và Phúc chỉ có Sơn được hưởng số tiền “lại quả”. Những luật sư này cũng cho rằng, không có chứng cứ trực tiếp chứng minh việc nhận tham ô của Dũng và Phúc. Khoản tiền 1,666 triệu USD là có thực, và chứng cứ chỉ dừng ở việc số tiền đó được chuyển về cho công ty Phú Hà. Việc đưa tiền cho Dũng và Phúc chỉ là lời khai của Sơn, ngoài ra không có nhân chứng hay chứng cứ nào chứng minh việc này.
Luật sư cho rằng, khi sử dụng các chứng cứ là lời khai của Sơn và các em gái Sơn (là nhân chứng tham gia việc chuẩn bị tiền) cần thận trọng vì Sơn cũng là bị cáo trong vụ án này. Đứng trước tình huống bị cáo Sơn đang phải đối mặt với một bản án, một hình phạt nghiêm khắc thì liệu các nhân chứng có khai báo có lợi cho người thân của mình hay không?
Viện Kiểm sát: Đủ căn cứ buộc tội
Trong phần tranh luận, đại diện VKS cho biết, đây là vụ án điều tra truy xét, hành vi phạm tội xảy ra từ 2008 nhưng đến 2012 mới được phát hiện và điều tra nên có nhiều khó khăn.
Đại diện VKS cũng thừa nhận có mâu thuẫn trong lời khai của Sơn về thời điểm, địa điểm đưa tiền. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì thời gian diễn ra đã lâu. Vụ án cũng không có nhân chứng, vì đơn giản, đã là “hành vi đen” thì tránh đưa có nhiều người, cũng không để ý đến đặc thù xung quanh, mong nhanh nhanh chóng chóng rồi“chuồn”.
Cũng theo công tố viên, việc chỉ đạo chia chác khoản lại quả là có nhưng các bị cáo không thừa nhận. Công tố viên phân tích, một Chủ tịch HĐQT, một Tổng giám đốc, một Phó tổng,  Sơn là người được tin tưởng. Chỉ có Chiều thừa nhận được bồi dưỡng. “Đặt giả thuyết, không biết, không bàn, không chia thì chí ít Dũng và Phúc cũng phải được bồi dưỡng chứ? Với quan hệ cấp trên cấp dưới, nếu Sơn, Chiều là người được hưởng tiền lại quả mà lại không có Dũng, Phúc thì thực tế có xảy ra việc này không?”- đại diện VKS nói.
Công tố viên khẳng định: “có đủ căn cứ và niềm tin về lời khai của bị cáo Sơn về khoản tiền đã chia và vì vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố”.
Xuất hiện chứng cứ mới từ Nga
Ngày xét xử thứ năm (28/4), HĐXX đã công bố những tài liệu phía Nga cung cấp theo yêu cầu của VKSND tối cao. Tài liệu gồm xác minh về công ty Nakhodka (chủ sở  hữu ụ nổi 83M); hợp đồng mua bán ụ nổi giữa công ty Nakhodka và Công ty AP;  lời khai của nhân chứng Prikhod Alexsey Adrevicha (đại diện của Global Success (GS)- công ty môi giới của Nga…
Trước đó, trong quá trình xét xử, các luật sư đã nhiều lần đề nghị tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, chờ kết quả xác minh từ phía Nga xác định ai là người của Vinalines đứng ra thỏa thuận về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD. Tuy nhiên, trong số tài liệu thu thập được lại không có thông tin nào về việc này.
Mặt khác, các luật sư cũng đồng loạt phủ nhận tính pháp lý của tài liệu này vì cho rằng nó không được hợp thức hóa lãnh sự; nhiều tài liệu không được công chứng dịch thuật. Mặt khác, trong tài liệu khái niệm dịch sai, ví dụ “Viện kiểm sát” dịch thành “Viện kiểm soát” khiến các luật sư cũng nghi ngờ về tính chính xác trong dịch thuật.
Đại diện VKS thì cho rằng, không cần những tài liệu này cũng đã có đủ bằng chứng để buộc tội các bị cáo, nếu không, VKS đã không truy tố các bị cáo.
Có tội hay không là do… cái ụ nổi
Việc xác định ụ nổi có phải là tàu biển hay không liên quan trực tiếp đến việc xác định trách nhiệm hình sự của một bị cáo là đăng kiểm viên và nhóm bị cáo là cán bộ hải quan Khánh Hòa. Nếu ụ nổi là tàu biển thì ụ 83M không được phép nhập khẩu vào Việt Nam vì tại thời điểm nhập khẩu đã 43 tuổi (VN quy định không được nhập tàu quá 15 tuổi) và như vậy nhóm bị cáo này bị truy tố là đúng tội.
Tuy nhiên, bị cáo Lê Văn Dương cho biết đã nhiều lần làm đơn kêu oan gửi Bộ GTVT (cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ luật Hàng hải), đồng thời kiến nghị Bộ mở cuộc hội thảo khoa học bàn việc ụ nổi có phải tàu biển hay không? Bộ đã có văn bản phúc đáp (lần thứ 3) khẳng định ụ nổi không phải là tàu biển.
Tại tòa, ông Trần Thái Sơn (Bộ Tài chính), một trong năm giám định viên trong tổ giám định liên ngành thực hiện giám định tư pháp vụ án này cho biết: Căn cứ vào Công ước HS (mà VN là thành viên) thì ụ nổi có tên là ụ nổi, có mã số khác mã số của tàu biển. “Khi tranh luận, chúng tôi đặt giả thuyết nếu trùng thì các mã số phải trùng, nhưng ở đây các mã số khác nhau. Khoản 2 điều 2 Bộ luật Hàng hải quy định nếu luật này mâu thuẫn với công ước quốc tế thì phải tuân theo công ước quốc tế”.
Từ đó, ông Sơn cho rằng các cán bộ hải quan đã không làm sai khi cho thông quan ụ nổi 83M.
Như vậy, thực sự các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc và các bị cáo nhóm hải quan có thực sự oan, ai có tội, ai sẽ được giảm án… sẽ sáng tỏ khi tòa tuyên án vào 14 giờ chiều nay.
Theo Thu Nguyệt (Pháp luật TP.HCM

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Việt Nam chính thức xin rút đăng cai ASIAD 18

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ VH,TT&DL rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội năm 2019.

Chiều nay (17/4), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc đăng cai và chuẩn bị tổ chức ASIAD 18 vào năm 2019. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH,TT&DL) Hoàng Tuấn Anh và lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trước đó, trong những báo cáo và giải trình trước Quốc hội, Bộ VH, TT&DL khẳng định số tiền 150 triệu đủ để tổ chức Asiad. Các công trình thể thao hiện nay của Việt Nam đã đáp ứng được 80% việc tổ chức Asiad 2019. Ngành thể thao cũng cam kết kinh phí tổ chức Asiad 2019, không tính các nguồn xã hội hóa mà chỉ trong ngân sách, sẽ không vượt quá con số 150 triệu USD.

Việt Nam chính thức xin rút đăng cai ASIAD 18
Việt Nam chính thức xin rút đăng cai ASIAD 18

Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 1/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, nhiệm vụ của Bộ VH,TT&DL là phối hợp với các bộ, ngành liên quan, TP Hà Nội và các địa phương lân cận để tính toán lại khả năng chúng ta có tổ chức được sự kiện Asiad 18. Về việc nên hay không nên tổ chức Asiad 18. Thủ tướng Chính phủ sẽ nghe Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL báo cáo án phương án cụ thể việc đăng cai tổ chức Asiad 18 để quyết định có lý, có tình trên cơ sở lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.
Tại cuộc họp chiều nay, Thủ tướng đã nghe báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của các đại biểu về vấn đề tổ chức Asiad. Sau khi nghe các báo cáo, Thủ tướng có kết luận:
1. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao khu vực, quốc tế, trong đó có ASIAD vào thời điểm thích hợp nhằm góp phần phát triển thể dục thể thao và kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành vận động và được chấp nhận đăng cai tổ chức ASIAD 18 năm 2019 tại Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam cảm ơn Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong phát triển thể dục thể thao nói chung và ủng hộ thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức ASIAD 18 nói riêng.
2. Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức sự kiện thể thao lớn như ASIAD. Việc chuẩn bị đăng cai ASIAD 18 chưa chặt chẽ. Khi vận động đăng cai, chưa có Đề án để bảo đảm tổ chức thành công ASIAD nếu được chấp nhận.
Cho đến nay, Đề án tổ chức ASIAD 18 vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện đang còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận về mục đích ý nghĩa và còn khác nhau rất lớn về tổng mức đầu tư cũng như các nguồn kinh phí cụ thể (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa, nguồn thu từ ASIAD).
3. Việc đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện thể dục thể thao khu vực, quốc tế sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của đất nước. Tuy nhiên nếu tổ chức không chu đáo, không thành công thì sẽ ảnh hưởng ngược lại.
Thực tế qua các sự kiện thể dục thể thao lớn đã được tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy hầu hết là nguồn thu không bù đắp đủ chi phí và hiệu quả sử dụng nhiều công trình sau khi tổ chức là không cao.
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn có nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước (cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp và phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình phải có để phục vụ cho ASIAD 18 theo hình thức xã hội hóa như: sân đua xe đạp lòng chảo, làng vận động viên, khu thi đấu đua ngựa và 5 môn phối hợp… cũng như dự kiến nguồn thu từ ASIAD để bổ sung cho kinh phí tổ chức là chưa có cơ sở chắc chắc và rất khó đảm bảo.
Với những lý do trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp.
Kim Anh

 

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Những chuyện 'khó tin' đằng sau lò hỏa táng

Chuyên thành lập doanh nghiệp giá rẻ - uy tín.

Anh Thanh tâm sự: “Làm nghề này không được phép sợ, nhưng thần kinh con người không phải là thép…”. 

Buổi sáng một ngày cuối xuân, tôi đến Đài Hóa thân Hoàn Vũ - nghĩa trang Ninh Hải (thuộc Công ty TNHH MTV phục vụ mai táng Hải Phòng) như đã hẹn với anh Lê Văn Thanh - nhân viên bảo vệ tòa bách linh.
Mới vào đến đầu cổng nghĩa trang đã thấy chật ních người phía khu nhà hỏa táng. Từng nhóm, từng nhóm người đứng chờ đến lượt vào lo hậu sự cho người thân mình đã qua đời. Cách đây tròn 11 năm, khi tôi đến nơi này lần đầu tiên là lo an táng cho mẹ đẻ thì đây là lần thứ 3. Lần thứ 2 là cách đây vài tuần, để lo an táng cho cha chồng.
Quả thật, cái cảm giác ngại ngùng, sờ sợ vẫn đeo bám và âm khí bao phủ không gian càng làm cho cái rét trong người tăng thêm. Thắp hương cho người quá cố xong, trong lúc chờ anh Thanh đang dở công việc ở phòng tiếp dân, tôi thắp một nén nhang ban Thổ thần như muốn xua đi cái lạnh mà không phải chỉ do thời tiết đem lại.
Xong việc, anh Thanh quay lại tiếp chuyện với tôi và cho biết, ngày hôm ấy có tất cả 21 ca, lúc bấy mới có gần 9h. Nhớ lại thời lo hậu sự cho mẹ, năm 2003, khi ấy Đài hóa thân Hoàn Vũ mới thành lập được 1 năm, mới có gần 500 ca hỏa táng, trong đó có gần 100 bình tro của người mất được lưu giữ tại đây thì đến nay, anh Thanh cho biết đã có hàng vạn ca được thực hiện.
Do nhu cầu về hỏa táng cho người mất ở Hải Phòng ngày càng tăng, chưa kể ở các địa phương lân cận, nên công ty đã xây thêm nhiều tòa bách linh. Hiện toàn đài có 1 tòa bách linh để gửi tro người mất vĩnh viễn, gồm 236 ô; 5 tòa khác với tổng cộng 1.624 ô để giữ tro có thời hạn. Ngay đầu năm 2014, đài đã được xây mới thêm tòa bách linh khu E với 260 ô.
Những chuyện 'khó tin' đằng sau lò hỏa táng - Ảnh 1

Tòa bách linh.

Trò chuyện với người bảo vệ tòa bách linh đã có thâm niên làm việc bằng với số “tuổi” của Đài hóa thân - 12 năm, tôi không hề có cảm giác anh Thanh cũng như các đồng nghiệp của mình đang hàng ngày sống giữa cõi âm. Dáng dấp nhanh nhẹn, giọng nói dứt khoát, khoác trên người bộ đồng phục của nhân viên mai táng, anh cho biết anh đã trải qua hết các phần việc của một cuộc an táng người chết.
Khi xe tang đưa quan tài xuống nhà hỏa táng đã có nhân viên đón sẵn để hướng dẫn thân nhân người quá cố vào nhà lễ tang. Xong phần nghi lễ gồm đọc lời chia buồn, vĩnh biệt lần cuối với gia quyến, nhân viên ở đây chuyển thi hài vào phía nhà lò hỏa táng trên diện tích chừng 400m2, nơi đặt 3 lò thiêu. Nhân viên kỹ thuật trong khu nhà lò sẽ nhận được tờ viết lời chia buồn có tên của người quá cố và giữ trong suốt quá trình lò vận hành, nhằm tránh sự nhầm lẫn.
Từ đây cũng bắt đầu công việc của nhân viên chuyên môn vận hành lò thiêu và xử lý tro cốt. Nếu tạp chất là kim loại thì sẽ được lấy ra đem tiêu hủy.
Trong lúc thiêu tạp chất, phần cơ thể đã thành tro được bộ phận xử lý đem làm nguội, sau khoảng nửa giờ, tro nguội được xếp gọn gàng trong tiểu, quách, bảo đảm sạch sẽ, tuyệt đối không mùi. Xong xuôi, quách được chuyển ra phòng lễ tân và các nhân viên tại đây sẽ thực hiện thông báo, trả tro cho thân nhân người chết. Tuyệt đối không được xảy ra một sự nhầm lẫn nào ở công đoạn này - đó là nguyên tắc - anh Thanh khẳng định như vậy.
Lý giải cho chúng tôi về sự tuyệt đối không có “mùi” của thi hài ở trong nhà lò hỏa táng, anh Thanh cho biết, do hệ thống đốt trong lò dùng các téc gas rất sạch sẽ và nhiệt độ trong lò lên tới trên 1.000 độ C. Ngoài ra, trong lò còn sử dụng hệ thống điện để điều khiển đưa lò lên, xuống, làm quạt gió, hút tro bụi… Trung bình mỗi ngày có trên 20 ca hỏa táng thì mỗi tháng các công nhân trong lò thực hiện tới gần 700 ca như vậy.
Nhiều là thế nhưng khi “tất cả” đã trở về tro bụi thì không có một sự phân biệt nào trong việc bảo vệ, quản lý - anh Thanh bộc bạch về việc chăm sóc, trông nom, bảo quản các bình tro tại Đài hóa thân Hoàn vũ.
Với tổng cộng trên 20 năm kinh nghiệm trong nghề mai táng, có hàng vạn ca hỏa táng, anh Thanh và đồng nghiệp ở đây chứng kiến bao cảnh đau đớn phân ly. Bên cạnh những đám tang nghi lễ trang trọng, có những người “ra đi” không “lấy” được một giọt nước mắt nào của người thân. Thế rồi, khi nắm tro còn ấm sực trong bình sứ nhưng những người thân cũng cứ phó mặc cho đài hương khói. Và anh Thanh cùng 5 anh em khác trong bộ phận bảo vệ vẫn thay nhau chăm sóc. Dở khóc dở cười là vậy nhưng sự sẻ chia luôn thường trực ở các anh. Cả khi có những người trước khi đi xa muốn đến thắp hương cho người thân đã mất thì dù cả vào nửa đêm, các anh cũng sẵn sàng mở cửa tòa bách linh. Tuy nhiên, một phút cũng không được bất cẩn.
Đã từng xảy ra chuyện đau lòng ở Đài hóa thân Hoàn vũ Văn Điển (Hà Nội) cách đây không lâu về việc 2 anh em cùng mẹ khác cha tranh giành nhau bình tro người mẹ xấu số theo mục đích riêng đến mức cơ quan chức năng phải đứng ra giải quyết…
Theo anh Thanh, việc bảo vệ tòa bách linh có thể phục vụ người thắp hương vào bất kể giờ nào nhưng người đó phải có “Thẻ gửi tro cốt” thì nhân viên mới mở cửa tòa bách linh để tránh việc mất bình tro hoặc người lạ vào yểm bùa hay làm những việc mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự tòa bách linh.
Những chuyện 'khó tin' đằng sau lò hỏa táng - Ảnh 2

Phòng Tiếp dân Đài hóa thân hoàn vũ.

Có lần tôi đã được nghe Thượng tọa Thích Nguyên Bình - sư trụ trì chùa Đồng Quang, thị trấn An Dương, huyện An Dương, nói về các hình thức an táng như: thiêu (hỏa táng); chôn (địa táng); mang thi hài lên rừng cho các con thú phanh ra (lâm táng), lên núi cho kền kền rỉa (điểu táng), thả trôi sông (thủy táng).
Tuy nhiên đến nay, việc hỏa táng trở thành phổ biến vì tính văn minh, hơn nữa, nhà Phật còn cho rằng: nếu người chết “đi” vào giờ trùng thì hỏa táng tránh được tất cả những hệ lụy, ưu phiền. Phải chăng trong nhận thức của xã hội giờ đây đã thay đổi quan niệm về hình thức mai táng này nên nhu cầu về hỏa táng ngày càng gia tăng.
Hiện Đài hóa thân Ninh Hải không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân Hải Phòng mà còn cả của bà con các tỉnh lân cận, thậm chí từ Nghệ An, Thanh Hóa ra. Không ít ca phải thiêu vào đêm, vì thế cả bộ máy của đài thức thâu đêm luôn.
Anh Thanh cho biết, nếu như trung bình hiện tại có khoảng 6.000 ca hỏa táng/năm ở Ninh Hải thì số ca địa táng chỉ vào khoảng 3-400 ca/năm.
Sau gần 12 năm thành lập đài hóa thân và đi vào hoạt động, 44 con người ở đây đã dày dặn kinh nghiệm hơn, từ sự đón tiếp. Hơn thế, người dân cũng thấy hài lòng hơn mỗi ngày bởi ngôi chùa Ninh Hải có trong đài đã hơn 20 năm, nay được Công ty TNHH MTV phục vụ mai táng Hải Phòng trùng tu, nâng cấp bằng tiền công đức của người dân, đã mở cửa hàng ngày để đón các gia đình vào cầu siêu cho các chân linh.
Anh Thanh tâm sự: “Làm nghề này không được phép sợ, nhưng thần kinh con người không phải là thép…”. Là đàn ông nhưng các anh đã phải khóc nhiều lần trước cảnh thương tâm và sự nuối tiếc của gia quyến khi người thân của họ rời xa vĩnh viễn.
Rất nhiều người tò mò hỏi anh đã bao giờ gặp ma thì anh Thanh khảng khái: “Sống giữa cõi âm nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp ma”, cái khái niệm ấy nghe ra rất quen nhưng thực tế không phải vậy. Làm việc mẫn cán, trong các anh đều mang một suy nghĩ “đừng làm phật ý người đã khuất”.
Phải chăng vì ý nghĩ duy tâm ấy mà 44 con người ở đây thấy gắn bó, yên tâm với nghề của mình hơn. Trong câu chuyện về nghề của mình, hằng ngày sống giữa cõi âm nhưng họ vẫn rất lạc quan và cái tâm cái tình của người làm nghề luôn hiển hiện.
Theo Báo An Ninh Hải Phòng

 

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Lộ ‘bí mật động trời’ của Vinaconex sau vỡ ống nước

"Khi dự án đường Láng – Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ “phớt lờ”, không nghe..."

Một trong số những lần khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
Một trong số những lần khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
Nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội qua các lần đều được đổ lỗi là do nền địa chất trên Đại lộ Thăng Long không ổn định.
Trước sự việc này, trao đổi với PV , ông Nguyễn Sỹ Trung, Kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải) khẳng định: Việc vỡ đường ống nước mà cứ “đổ” lỗi cho tuyến Đại lộ Thăng Long là không chính xác.
“Khi làm đường, chúng tôi đã phải xử lý nền đất yếu rất tốn kém và mất thời gian, chờ đến khi nền ổn định mới xây dựng công trình nên bây giờ có thể khẳng định, tuyến đường rất ổn định. Tôi khẳng định đường ống không nằm trong nền đường cao tốc, mà đặt cách vai đường Láng - Hòa Lạc  tới 12 mét, độ sâu từ 4-6 mét so với mặt đất tự nhiên. Mặt khác, độ rung từ mặt đường cao tốc do ô tô đi lại gây ảnh hưởng đến đường ống về mặt định lượng gần như bằng không”, ông Trung khẳng định.
Vậy trước khi thực hiện dự án đường ống nước sông Đà, chủ đầu tư Vinaconex có khảo sát và được cảnh báo về nền đất yếu?
Ông Trung cho hay: Khi dự án đường Láng – Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ “phớt lờ”, không nghe mà cứ làm khi không xử lý nền đất yếu.
"Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đều không áp dụng công nghệ vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Vật liệu này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải".
Ông Nguyễn Sỹ Trung, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
Theo ông Trung, tuyến đường này có chiều dài gần 30km, chạy qua nhiều vùng địa chất khác nhau. Đặc biệt, có 5,4km chạy qua nền đất yếu, nằm rải rác tại 29 điểm với độ sâu trung bình từ 5-30m, dài 20-200m.
“Có lẽ do “ngại” việc đội chi phí cùng việc mất thêm nhiều thời gian mà chủ đầu tư cứ làm cho kịp tiến độ mà không xử lý móng của tuyến ống nên mới có kết cục vỡ đường ống nhiều lần. Chính những điểm xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước đều trùng khớp với các điểm có nền đất yếu mà chúng tôi từng cảnh báo chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công dự án nước sạch sông Đà”, ông Trung nói rõ nguyên nhân.
Trên trang website của Tổng Công ty CP Vinaconex có giới thiệu: ống dẫn nước là ống cốt sợi thủy tinh do Vinaconex sản xuất. Liệu loại ống này có được dùng phổ biến trong để làm đường ống dẫn nước sinh hoạt?
Nói về vấn đề này, ông Trung cho hay ở các nước tiên tiến trên thế giới, đường ống dẫn nước sinh hoạt đều không áp dụng công nghệ vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản vật liệu ống sợi thủy tinh này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải.
Theo kỹ sư Nguyễn Sỹ Trung, với nền đất yếu không được xử lý từ trước thì bây giờ việc khắc phục vỡ ống đường dẫn nước chỉ là việc làm thụ động. Và khó tránh khỏi việc đường ống dẫn nước này sẽ còn tiếp tục vỡ nhiều lần nữa.
Nhà máy nước Sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội thuộc dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư.
Công trình này là một trong hai công trình mà Vinaconex được trao tặng “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam” năm 2010.
Tuy nhiên, chỉ sau ít năm vận hành, đường ống dẫn nước này liên tục bị vỡ khiến hàng chục ngàn hộ dân tại Hà Nội và lân cận khốn đốn, đảo lộn sinh hoạt vì mất nước.

Tin tức nguồn: Xã luận

Thi thuê vào trường Công an giá 250 triệu đồng

7 bị can trong đường dây thi hộ vào trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân vừa bị truy tố về tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.
Ngày 2/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, xác định cầm đầu đường dây là Nguyễn Văn Phượng (từng bị Học viện Kỹ thuật Quân sự đuổi học). Trong số các đồng phạm của Phượng có 3 bị can là cán bộ thuộc lực lượng vũ trang nghỉ hưu.
Theo kết luận điều tra, năm 2012, Phượng đã lôi kéo nhiều người tạo đường dây thi hộ đại học tại các trường thuộc lực lượng vũ trang. Trước khi mùa thi bắt đầu, Phượng trực tiếp tìm kiếm, tuyển chọn các sinh viên có kiến thức tốt ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội như Bách khoa, Xây dựng... Để chắc ăn, Phượng còn tổ chức ăn ở tập trung, bồi dưỡng kiến thức cho các thí sinh đóng thế.
Để có “đơn hàng”, Phượng móc nối với các bị can Đậu Đức Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Tôn Doãn, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Hương và Lê Quang Báu... xây dựng hệ thống “cò”, tìm kiếm các gia đình có nhu cầu nhờ thi hộ.
Có khoảng 13 sinh viên tham gia vào đường dây. Theo thỏa thuận, mỗi trường hợp thi đỗ, người thi hộ sẽ được trả công 60-100 triệu đồng.
Trong khi đó, Phượng sẽ thu của mỗi trường hợp có nhu cầu thuê người “đóng thế” từ  200 đến 250 triệu đồng và phải đặt cọc trước khoảng 50 triệu đồng. Còn “cò” có thể “thổi giá” lên bao nhiều là tùy thuộc vào thỏa thuận với “khách hàng”. Điển hình, Báu đã thu 1,1 tỷ đồng của 2 trường hợp.
Khi tìm được người thi hộ, Phượng cùng đồng bọn yêu cầu gia đình các thí sinh gửi ảnh thí sinh để lựa chọn “người đóng thế”. Không chỉ tìm người có khuôn mặt giống thí sinh nhất, chúng còn dùng phần mềm photoshop tạo ảnh mới vừa giống thí sinh thật vừa giống người thi hộ để gửi lại cho các gia đình dán vào hồ sơ đăng ký dự thi.
Phượng còn yêu cầu các thí sinh thật không được có mặt tại địa phương vào thời gian diễn ra kỳ thi. Thậm chí, đường dây này còn gửi cả chữ viết của người thi hộ cho thí sinh thật tập viết cho giống để đối phó khi nhập học. Bằng các thủ đoạn trên, trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, đường dây này đã tổ chức thi hộ trót lọt cho 5 trường hợp; năm 2013 là 14 trường hợp.
Cơ quan An ninh điều tra xác định, đây là vụ án nghiêm trọng có tổ chức với thủ đoạn phạm tội tinh vi có sự tham gia cấu kết của nhiều người ở nhiều địa phương. Hành vi phạm tội của các bị can là rất nguy hiểm xâm phạm đến sự quản lý nhà nước trong các kì tuyển sinh đại học ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã 2 bị can Nguyễn Như Khải và Trần Văn Chung.
Theo: vnexpress.net

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Không nghe lời Hà Hồ, Anh Thúy "khai" Ban tổ chức Nhân tố bí ẩn có "dàn xếp"

Cách đây vài giờ, Anh Thúy đã đăng tải một status khá dài trên trang cá nhân nhằm trải lòng về sự cố vừa qua.

Sở hữu một giọng hát hay dễ đi vào lòng người kèm theo mặt nạ bí ẩn cùng với câu chuyện tai nạn "bi thảm" thí sinh Huyền Minh trở thành một nhân tố bí ẩn gây tò mò và để lại tình cảm, thậm chí lấy đi những giọt nước mắt của cả giám khảo lẫn khán giả theo dõi chương trình. Nhưng chỉ sau một ngày được phát sóng, Huyền Minh đã bị "lột" mặt nạ bởi chính khán giả và giới truyền thông.

Anh Thúy “đội lốt” Huyền Minh cùng chiếc mặt nạ bí ẩn trên sân khấu X-Factor phiên bản Việt 
Danh tính của Huyền Minh đã được xác định rõ ràng đó là ca sĩ Anh Thuý (thành viên nhóm Mây Trắng). Sự việc vỡ lở khiến cho dư luận trở nên tức giận vì bị lừa gạt lòng tin. Không dừng ở việc chỉ chỉ trích riêng mình Anh Thuý mà "mũi rìu" dư luận còn quay sang các vị giám khảo cũng như ekip tổ chức chương trình.
Im lặng sau khi sự việc xảy ra, nhưng mới đây, Hồ Ngọc Hà bất ngờ đăng tải lên trang cá nhân những dòng suy nghĩ có phần chua xót và "trách" Anh Thuý  về sự giả dối của mình. Tuy không nêu đích danh Anh Thúy nhưng khán giả đều hiểu được rằng người mà giọng ca "Tìm lại giấc mơ" muốn nói đến là Anh Thúy.  

Hà Hồ khuyên Anh Thúy nên dừng lại
Trong status của mình, Hồ Ngọc Hà ví mình và các giám khảo khác như là "diễn viên quần chúng" khi bịAnh Thuý lôi vào màn kịch giả dối. Bên cạnh đó, Hà Hồ còn nhắc nhở Anh Thuý nên dừng việc nói dối vì như vậy sẽ không được sự chấp nhận của cuộc sống.
Ngoài ra, sự việc ồn ào, gây nhiễu loạn thông tin của Anh Thuý cũng làm ảnh hưởng tới danh tiếng của Hà Hồ nói riêng và các vị giám khảo khác nói chung. Chính "màn kịch" của Anh Thúy đã khiến cho "bộ tứ quyền lực" lẫn ban tổ chức của Nhân tố bị ẩn gặp không ít nghi ngờ từ phía dư luận. Khá nhiều người cho rằng ban tổ chức lẫn giám khảo đã "dàn xếp" tình huống của Anh Thúy nhằm gây chú ý cho tập đầu tiên của Nhân tố bí ẩn. 

Hồ Ngọc Hà vừa có chia sẻ mới nhất trên trang cá nhân. Cô chọn trạng thái “cảm thấy hối tiếc” cho status này. 
Sáng nay, Anh Thúy đã trải lòng về scandal của cô trên trang cá nhân. Dường như cô không để ý tới lời nhắn của Hồ Ngọc Hà, khi vẫn lên tiếng để sự việc trở nên căng thẳng hơn. Cựu thành viên nhóm nhạc Mây Trắng viết: 
“Mình biết mọi người đang rất thất vọng và tức giận vì mình đã nói dối hoàn cảnh trên sân khấu. Nhưng sự thật thì lúc đến đăng kí thi với thân phận khác mình chỉ muốn lặng lẽ đi thi rồi khi nào rớt thì lặng lẽ đi về không ai hay biết. 
Nhưng sau khi hát trong vòng sơ tuyển các thí sinh được chọn vào vòng trong đều được phỏng vấn. Các anh chị trong ban tổ chức hỏi han dồn dập mình cho nên trong lúc rối trí và để không ai biết mình là ai, mình đã bộc phát nói đại cho xong rồi về mà không kịp suy nghĩ. 

Status trải lòng của Anh Thúy vô tình để lộ câu chuyện hậu trường của Nhân tố bí ẩn
Cho đến lúc thi vòng hội ngộ thì những cảnh hậu trường của các thi sinh được ghi hình lại theo sự chỉ đạo và sắp xếp của đạo diễn cho từng thí sinh mỗi người mỗi cảnh. Vì lúc đó mình là thí sinh trong thân phận người mới nên người ta kêu mình quay như thế nào thì mình quay như vậy thôi chứ không phải mình tự diễn. Rồi trước khi lên sân khấu thi các anh chị dặn cứ trình bày như trong phỏng vấn để ban giám khảo biết mình là ai. 
Trong tâm trạng rối trí và hoảng loạn của một thí sinh đi thi mà mình còn là một người khác nên mình nói y như khi mình đuợc phỏng vấn mà không suy nghĩ. Nhưng tình cảm mình đặt vào bài hát là thật và khi hát xong mình đã xúc động thật sự nên đã bật khóc chứ không phải mình diễn. Mình không phải là diễn viên tài ba đến như vậy. Mình cảm nhận được tình cảm và sự ủng hộ của mọi người trong thân phận của một người mới nên rất hạnh phúc và đó hoàn toàn là cảm xúc thật. 

Gương mặt đầy thương tích hiện nay của Anh Thúy
Còn vết sẹo và mụn thì trước khi thi vòng hội ngộ cả tháng trời mình đã đi chữa trị nên lúc thi đã bớt sẹo và lúc quay thi đánh kem che bớt. Những hình ảnh mình up lên Facebook đều được chỉnh sửa xoá mụn và sẹo còn đi diễn thì đánh kem và phủ phấn thật dày để không ai thấy. Mình đã sai khi giả làm một người khác để đi thi và chân thành xin lỗi mọi người về hành động thiếu suy nghĩ đó. Nhưng tình cảm và cảm xúc mình đặt vào bài hát là thật nên mới nhận được sự đồng cảm của mọi người. 
Từ trước tới giờ mình chưa từng làm điều gì sai trong sự nghiệp của mình đây là sai lầm duy nhất mà mình mắc phải rất mong mọi người sẽ bỏ qua để mình có cơ hội làm lại một con người mới cùng với sự nghiệp mới”.

Tấm hình được Anh Thúy đăng tải lên Facebook của mình vào ngày 30/03 - ngày tập đầu tiên của Nhân tố bí ẩn lên sóng.
Theo như lời “trần tình" của Anh Thúy thì ban tổ chức Nhân tố bí ẩn đã có sự “dàn xếp" dành cho cô: 
“Nhưng sau khi hát trong vòng sơ tuyển các thí sinh được chọn vào vòng trong đều được phỏng vấn. Các anh chị trong ban tổ chức hỏi han dồn dập mình cho nên trong lúc rối trí và để không ai biết mình là ai, mình đã bộc phát nói đại cho xong rồi về mà không kịp suy nghĩ. 
Cho đến lúc thi vòng hội ngộ thì những cảnh hậu trường của các thi sinh được ghi hình lại theo sự chỉ đạo và sắp xếp của đạo diễn cho từng thí sinh mỗi người mỗi cảnh. Vì lúc đó mình là thí sinh trong thân phận người mới nên người ta kêu mình quay như thế nào thì mình quay như vậy thôi chứ không phải mình tự diễn. Rồi trước khi lên sân khấu thi các anh chị dặn cứ trình bày như trong phỏng vấn để ban giám khảo biết mình là ai”. 
Việc để lộ “bí mật" hậu trường của Nhân tố bí ẩn như hành động vừa rồi của Anh Thúy là vi phạm nguyên tắc trong hợp đồng giữa Ban tổ chức và thí sinh. Đến nay ban tổ chức Nhân tố bí ẩn vẫn chưa lên tiếng về việc để lộ “bí mật” hậu trường của Anh Thúy. 
(Nguồn: www.yan.vn)

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

"Các người có lương tâm không?"

Đó là câu hỏi uất ức của chị Ngô Thị Tuyết (chị ruột nạn nhân Ngô Thanh Kiều) tại phiên tòa xử năm sĩ quan công an ở Phú Yên dùng nhục hình, đánh chết người sáng 29-3 tại TAND TP Tuy Hòa.

Kết thúc phần tranh luận vào sáng 29-3, chủ tọa phiên tòa Lý Thơ Hiền cho biết: Đây là vụ án phức tạp, có nhiều nội dung, chứng cứ cần xem xét thấu đáo nên thời gian nghị án kéo dài. Dự kiến chiều 3-4 tòa sẽ tuyên án.
Trước đó, nhiều người theo dõi phiên tòa đã lặng đi trước hàng loạt câu hỏi đầy uất ức xen giữa những tiếng nấc nghẹn của chị Ngô Thị Tuyết.
“Sao đánh chết người chỉ bị xử dùng nhục hình?”
Chị Tuyết - người trực tiếp chứng kiến khám nghiệm tử thi em trai mình và kiên trì gõ cửa các cơ quan chức năng để đưa vụ việc ra ánh sáng - đã không đồng ý với đề nghị của VKSND TP Tuy Hòa về việc cho bốn bị cáo hưởng án treo.
“Luật pháp ở đâu khi em tôi bị đánh chết mà bốn bị cáo được đề nghị hưởng án treo? Một con người bị còng hai tay dính vào ghế, hai chân cũng bị còng, không có khả năng tự vệ lại bị năm công an có đầy đủ vũ khí đánh đập tàn nhẫn như vậy. Tử tù trước khi chết còn được cho ăn bữa cơm cuối cùng, còn em tôi có tội gì mà bị bỏ đói suốt từ sáng đến chiều? Khi khám nghiệm tử thi, trong bụng không hề có một chút thức ăn. Trong khi đó, trưa 13-5-2012, hàng loạt cán bộ công an thản nhiên ngồi ăn cơm trong tiếng la hét đau đớn của em tôi. Các người có lương tâm không? Các bị cáo chối tội đánh vào đầu em tôi gây chấn thương sọ não, vậy ai là người đánh chết em tôi? Các người nghĩ gì khi nhìn thấy những tấm ảnh chụp những thương tích khắp người của em tôi. Các người nói chỉ đánh gây xây xát ngoài da, tại sao các bộ phận bên trong thi thể của em tôi bị nát hết?” - chị Tuyết liên tục chất vấn.


Hai bị cáo Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang quỳ
xin lỗi gia đình nạn nhân. Ảnh: TẤN LỘC
Hai bị cáo Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang quỳ xin lỗi gia đình nạn nhân. Ảnh: TẤN LỘC

Đối đáp với đại diện VKS, luật sư Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại) cho rằng việc công tố viên nói do ông Lê Đức Hoàn (phó Công an TP Tuy Hòa) có nhiều cống hiến, công trạng nên miễn trách nhiệm hình sự là không đúng quy định của pháp luật. “Ngoài đề nghị khởi tố ông Hoàn hai tội bắt người trái pháp luật và dùng nhục hình, tôi đề nghị khởi tố ông Hoàn thêm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Giải thích về đề nghị này, luật sư Đôn nêu: Kết quả tranh luận tại tòa cho thấy ông Hoàn có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bởi ông là phó Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án, trực tiếp chỉ đạo các cán bộ cấp dưới lấy lời khai anh Kiều nhưng để họ dùng nhục hình đánh chết người.
“Họ đánh chết người mà không dám nhận”
Trong phần tranh luận sáng qua, hai luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cho rằng VKSND TP Tuy Hòa truy tố các bị cáo tội dùng nhục hình là không đúng vì tội danh này chỉ xảy ra trong hoạt động điều tra. “Đây chỉ là hoạt động của ngành công an chứ không phải là hoạt động điều tra. Vậy VKSND TP Tuy Hòa truy tố năm bị cáo trong vụ án với tội danh trên dựa trên cơ sở pháp lý nào?”. Tuy nhiên, công tố viên đã không chỉ ra được điều luật cụ thể.
Trong số năm bị cáo, chỉ có duy nhất Nguyễn Thân Thảo Thành tham gia đối đáp. Thành yêu cầu cơ quan điều tra, VKS giải thích “vì sao giam bị cáo trong một thời gian dài mà không có lệnh?”. “Có lệnh chứ không phải không có. Tuy nhiên, thay vì VKSND Tối cao ra quyết định tạm giam Thành thì VKSND TP Tuy Hòa lại nhầm lẫn ra quyết định” - kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh trả lời.
Bị cáo Thành tiếp tục khẳng định tất cả lời khai của mình từ giai đoạn điều tra đến phiên tòa hôm nay là đúng sự thật. Để chứng minh việc này, bị cáo Thành nói: “Lời khai của các bị cáo khác là giả dối, che giấu sự thật. Trước đây, khi làm việc với cơ quan điều tra, tôi khai thật là thấy bị cáo Quang đá anh Kiều. Sau đó, Quang gặp tôi, nói: “Chết rồi! Sao em lại khai vậy? Anh cùng anh Quyền, anh Mẫn đã thống nhất là khai khác rồi mà!””.
Với tình tiết này, mặc dù tòa hỏi Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang, Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy có ý kiến gì không nhưng cả bốn bị cáo đều im lặng.
Nhìn bốn bị cáo vốn là đồng nghiệp công an, Thành nói tiếp: “Các anh đánh chết người mà không dám nhận, lại đổ lỗi cho tôi. Tôi đề nghị tòa làm rõ hơn hành vi đánh người của các bị cáo Quang, Mẫn, Quyền, Huy. Các anh góp tiền cho tôi để bồi thường gia đình nạn nhân. Do tôi không đánh anh Kiều nên tôi không nhận”.
Nói lời sau cùng, Thành bức xúc: “Tôi rất nhục nhã khi đứng với những con người như thế này. Họ đánh chết người mà không dám nhận”.
Động lực lớn nhất là bảo vệ công lý
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại) cho biết: “Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh đã bế theo cháu nhỏ đến gặp tôi. Tôi hướng dẫn gia đình anh Kiều cách chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi, sau đó giúp họ làm đơn khiếu nại. Với mục đích tìm ra công lý và có ý kiến đề xuất những người có thẩm quyền xử lý những người thi hành công vụ làm sai luật pháp, tôi nhận làm vụ này hoàn toàn miễn phí”.
“Khi đối đầu với công an, luật sư có lo ngại gì không?”. Với câu hỏi này của PV, luật sư Đôn thừa nhận: “Tôi bị rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ những người thân trong gia đình, bạn bè, kể cả đồng nghiệp nói rằng không nên làm vì công việc rất khó khăn, đụng chạm đến lực lượng công an. Thế nhưng tôi nghĩ người làm đúng thì không việc gì phải ngại người làm sai”. 
(Nguồn: dantri.com.vn)

 

Tòa án Hải Phòng xin lỗi dân sau 17 năm kết án oan

"Tôi đại diện cho TAND Hải Phòng xin được nhận lỗi và trân trọng gửi tới ông lời xin lỗi sâu sắc. Tòa án Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu sót", Phó chánh án Phạm Đức Tuyên nói sáng nay với ông Nguyễn Hồng Cầu, người bị kết án oan 2 tháng 10 ngày.
Sáng 28/3, tại trụ sở UBND xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), ông Phạm Đức Tuyên (Phó chánh án TAND Hải Phòng) chủ trì cuộc xin lỗi ông Nguyễn Hồng Cầu (50 tuổi). Chứng kiến việc này có đại diện VKS, chính quyền địa phương.
ong-chanh-an-490-5870-1395996127.jpg
Phó chánh án TAND Hải Phòng Phạm Đức Tuyên cho hay: “Tòa án Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu sót trước Đảng và Nhân dân”. Ảnh: Giang Chinh
Theo hồ sơ, ngày 15/6/1994, ông Cầu được UBND huyện Tiên Lãng giao quyền sử dụng hơn 3.000 m2 đất để sản xuất nông nghiệp với thời hạn 20 năm. Năm 1996, ông Cầu không đóng gần 100 kg thóc vụ mùa (gồm thóc thủy lợi phí, thóc quỹ dịch vụ nông nghiệp và thóc thổ cư dư thừa) với lý do UBND xã Đông Hưng không giải quyết vụ cá ăn lúa của gia đình ông (tương đương 240kg thóc) từ năm 1994.
Ngày 15/1/1997, xã ra quyết định thu hồi 3 sào đất của gia đình ông Cầu giao cho anh Phạm Minh Tuân, người cùng xã. Ông Cầu yêu cầu anh Tuân trả tiền công đã cày bừa ruộng không được nên nói không trả tiền thì ông sẽ gặt lúa.
Chiều 25/5/1997, ông Cầu gặt lúa, xát được hơn 260 kg thóc và bị bắt sau đó. Tháng 6/1997, TAND huyện Tiên Lãng phạt ông Cầu 3 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản của công dân, buộc bồi thường cho anh Tuân gần 150 kg thóc.
Tại phiên phúc thẩm mở một tháng sau đó, TAND Hải Phòng chấp nhận đơn kháng cáo, giảm hình phạt tù xuống còn 2 tháng 10 ngày. Thời gian này bằng từ lúc ông Cầu bị bắt tới khi mở phiên phúc thẩm nên ông Cầu được trả tự do.
Tại Quyết định giám đốc thẩm ngày 8/10/1998, TAND Tối cao hủy cả hai bản án, tuyên bố ông Cầu vô tội. Ông Cầu sau đó yêu cầu TAND Hải Phòng bồi thường gần 650 triệu đồng thiệt hại về tinh thần, vật chất, sức khoẻ.
Tại bản án dân sự sơ thẩm ngày 8/7/2008, TAND huyện Tiên Lãng tuyên buộc TAND Hải Phòng bồi thường cho ông Cầu hơn 17 triệu đồng; xin lỗi, cải chính công khai trên báo. Ông Cầu kháng cáo và bị cấp phúc thẩm là TAND Hải Phòng bác đơn vào ngày 26/8/2008.
ong-cau-490-2744-1395996128.jpg
Ông Cầu cám ơn Phó chánh án Tuyên đã đại diện tới xin lỗi mình. Ảnh: Giang Chinh
17 năm sau khi ông Cầu được Tòa tối cao tuyên vô tội, tại cuộc xin lỗi mở ngày hôm nay, Phó chánh án TAND Hải Phòng Phạm Đức Tuyên cho hay: “Tôi đại diện cho TAND Hải Phòng xin được nhận lỗi và trân trọng gửi tới ông lời xin lỗi sâu sắc. Tòa án Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu xót trước Đảng và Nhân dân…”.
Ông Cầu nói: “Tôi chẳng khác nào đưa trẻ mới được đẻ ra, hôm nay nhờ Đảng, Nhà nước tôi mới dám ngẩng mặt lên nhìn, nhiều năm qua ra đường chỉ cúi mặt xuống đất mà đi".
Ông Cầu cũng đề nghị TAND Hải Phòng tính toán bồi thường oan sai và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc nhà bị kẻ xấu đốt rụi và tài sản bị vơ vét trong khi ông vừa bị công an bắt.
(Nguồn: vnexpress.net)

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Chuyển khởi tố người bố đánh con sang tội đến chết "giết người"

Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh vừa chính thức ký quyết định thay đổi tội danh khởi tố đối với Đỗ Văn Lợi (SN 1968, trú tại phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP Bắc Ninh) từ “Cố ý gây thương tích” sang tội “Giết người”.

Thông tin từ Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, căn cứ vào kết quả khám nghiệm tử thi cùng kết quả thực nghiệm hiện trường cùng những lời khai của bị can. Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi tội danh khởi tố từ “ Cố ý gây thương tích” sang tội danh “Giết người” đối với  Đỗ Văn Lợi, kẻ đã dùng điếu cày đánh con trai dẫn đến cái chết thương tâm đối với cháu Đỗ Doãn Lộc (SN 2006).
Theo kết quả khám nghiệm tử thi, nguyên nhân tử vong của cháu Lộc chủ yếu là do đa chấn thương, xuất phát từ trận đòn ngày 15/3.
Liên quan đến sự việc, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành triệu tập Bùi Thị Hà (SN 1984), người vợ “hờ” của Lợi, trú tại phường Võ Cường - TP Bắc Ninh để điều tra làm rõ vai trò đồng phạm liên đới trong vụ án.
CQĐT đã chính thức chuyển tội danh đối với người bố dã tâm dùng gậy đánh con dẫn đến tử vong.
CQĐT đã chính thức chuyển tội danh đối với người bố dã tâm dùng gậy đánh con dẫn đến tử vong.

Trước đó, như Dân Trí đã thông tin, vào khoảng 18h ngày 15/3, Công an phường Tiền An đã nhận được thông tin từ quần chúng nhân dân về việc cháu Đỗ Doãn Lộc bị chính bố đẻ là Đỗ Văn Lợi đánh khiến phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Sau gần 3 ngày điều trị tại tại khoa cấp cứu bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cháu Lộc đã tắt hơi thở cuối cùng vào hồi 16h chiều ngày 18/3.
Ngày 17/3, Lợi đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ khi đang ẩn náu tại khu Đọ Xá, phường Ninh Xá - TP Bắc Ninh.
Tại cơ quan điều tra, Lợi thừa nhận mọi hành vi của mình. Lợi khai nhận, tháng 5/2013, khi vừa mãn hạn tù, Lợi đón cháu Lộc từ nhà người bác ngoại về nuôi. Trong khoảng thời gian này, Lợi đã “cặp” cùng Bùi Thị Hà và đưa người này về nhà sống chung như vợ chồng.
Trong khoảng thời gian sống cùng hai bố con Lợi,  Hà thường xuyên kêu bị mất tiền nên sinh nghi ngờ cho cháu Lộc lấy cắp để mua đồ chơi, vì thế Lợi thường xuyên đánh con để dạy bảo.
Chiều ngày 15/3, Hà kêu mất 20 nghìn đồng, nghĩ con trai lấy cắp Lợi đã dùng thanh gỗ ở giường vụt liên tiếp vào đầu cháu Lộc. Khi cháu hoảng sợ chui vào gầm giường Hà đã lôi cháu ra đánh, tát túi bụi.
Sau đó, Lợi tiếp tục dùng chiếc điếu cày bằng inox tiếp tục đánh đập cháu Lộc. Chờ hồi lâu không thấy con trai tỉnh lại, Lợi sợ hãi điện thoại cho anh trai là Đỗ Văn Thắng đưa cháu bé vào viện, rồi y cùng vợ hờ bỏ trốn khỏi nhà.
Ngày 18/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Ninh đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam có thời hạn đối với bị can Đỗ Văn Lợi về tội “ Đánh người gây thương tích”.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh chính thức đảm nhận thụ lý, điều tra, ngày 27/3, trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Nguyễn Công Nghiệp - Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau khi thay đổi tội danh khởi tố trước đó đối với bị can Lợi, quá trình điều tra vụ án vẫn đang được tiếp tục theo trình tự pháp luật.

 

 

Kẻ đốt xác người xe ôm bị tử hình

Dụ người lái xe ôm vào đoạn đường vắng, Đạt sát hại dã man nạn nhân, tưới xăng, châm lửa đốt rồi lấy xe máy đi cầm cố.

Chiều 27/3, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Đạt (21 tuổi, ở Thanh Hóa) và tuyên phạt tử hình vì tội Giết người và Cướp tài sản. Nạn nhân là ông Mai Hồng Quảng (59 tuổi) chở khách tại bến xe Giáp Bát bị Đạt đâm chết rồi đốt xác phi tang.
Đạt thừa nhận, sống ở Hà Nội nhưng không có nghề nghiệp ổn định nên nảy sinh ý định cướp tài sản của những người làm nghề xe ôm. Trước khi đi xe buýt ra bến Giáp Bát, hắn chuẩn bị một con dao nhọn. Tới nơi, Đạt mua chai nước rồi ngồi tăm tia.
dat-7171-1395917922.jpg
Kẻ thủ ác đốt xác xe ôm trong giờ nghị án. Ảnh: Việt Dũng.
Đạt nhắm đến ông Quảng, người từng chở hắn một lần. Hắn thỏa thuận ông này chở về Thường Tín với giá 150.000 đồng. Sau khi chỉ đường chạy lòng vòng, Đạt biết khu chùa Đậu vắng người nên bảo lái xe đưa vào. Giả vờ xuống đi vệ sinh, Đạt rút dao đâm ông Quảng nhiều nhát cho đến lúc nạn nhân tử vong.
Hắn khai, trong lúc vật lộn không nhớ đâm ông Quảng bao nhiêu nhát, bản thân Đạt cũng bị thương. Chủ tọa công bố, trên người ông Quảng có tổng cộng 13 vết thương và chất vấn bị cáo về việc vật lộn: "Tại sao khi vật lộn với nạn nhân, trên quần áo của bị cáo không dính máu?". Đạt không giải thích được.
Hung thủ khai một chuỗi hành vi gây tội ác với nạn nhân. Thấy ông Quảng đã chết, hắn mở khóa xăng cho chảy vào chai nhựa cầm theo rồi tưới lên người nạn nhân, châm lửa đốt. Xong việc, Đạt hất xác ông này xuống mương nước ngay dưới chân đê, cạnh nghĩa trang.
Đạt nhảy lên xe máy của ông Quảng phóng đi và vứt con dao gây án trên đường bỏ trốn. Hắn cầm cố chiếc xe tang vật được 4,5 triệu đồng rồi đón xe về quê. Một ngày sau khi xác nạn nhân được phát hiện, Đạt bị bắt. Theo tài liệu, Đạt có mối quan hệ phức tạp, lười lao động nhưng sống phóng túng.
Có mặt tại tòa, ba người con của nạn nhân đề nghị xử lý nghiêm kẻ gây tội ác với cha mình, đồng thời yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.
Do vụ sát hại dã man rồi đốt xác được xác định là án điểm nên trong vòng 4 tháng, Viện Kiểm sát đã truy tố Đạt, đồng thời đề nghị mức án tử hình cho hai tội danh.

 

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Hà Nội: Hàng trăm người dân quỳ lạy trước cổng ủy ban xã

(GDVN) - Cho rằng chính quyền đã bán đất, làm mất lối đi vào miếu của nhân dân, người dân xã Mễ Trì (Từ Liêm) đã tập trung trước cổng UB xã để đòi đất. 

Sự việc trên diễn ra từ đêm ngày 24/3 cho đến tận tối muộn ngày 25/3. Hàng trăm người dân ở hai thôn Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tập trung trước cổng ủy ban xã Mễ Trì và lập bàn thờ, treo cờ để “đòi đất”.

Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường. Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường.

Theo người dân phản ánh, do chính quyền xã đã bán đất công của làng cho C.ty Điện lực Từ Liêm. Mảnh đất này là con đường mà hàng trăm năm nay người dân Mễ Trì vẫn sử dụng để đi vào ngôi miếu cổ Bàn Thổ.

Trong khi đó, theo thông báo của UBND xã Mễ Trì, đoạn đường dân sinh từ Miếu Bàn Thổ, xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ tới trụ sở UBND xã Mễ Trì đã bị thành phố thu hồi từ năm 2007 để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì – giai đoạn 1 và dự án xây dựng Nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.

Để “qua mắt” xã, đêm ngày 24/3/2014, gần 700 người dân hai thôn trên đã tập trung lại, tổ chức thuê máy xúc san gạt, đổ bê tông con đường từ Miếu Bàn Thổ đến trước cổng ủy ban xã. Sự việc trên đã bị chính quyền địa phương phát hiện.

Đêm 24/3, huyện Từ Liêm đã huy động đông đảo công an, cơ động, CS 113, dân phòng….đến để ngăn cản người dân thi công con đường.

“Họ đến ngăn cản chúng tôi làm đường. Có mang theo cả súng và bắn hai phát lên trời để người dân giải tán”  - bà T, một người dân kể.

Đến khoảng 3h sáng, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành nốt việc đổ bê tông con đường vào miếu.

6h sáng ngày 25/3, để phản đối việc con đường làng “bỗng nhiên” thuộc về Công Ty Điện lực, hàng trăm người dân tập trung trước cổng ủy ban xã, lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ nhằm yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh trên.

Trước diễn biến phức tạp từ phía người dân, chính quyền xã Mễ Trì đã xuống giải thích, vận động bà con không nên kích động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực. Tuy nhiên, việc vận động trên không có kết quả.

Chiều 25/3, UBND xã Mễ Trì đã chỉ định bà Nguyễn Thị Hường – PCT phụ trách mảng văn hóa xã hội của xã đứng ra làm việc với báo chí.

Bà Nguyễn Thị Hường – PCT xã Mễ Trì làm việc với báo chí trong chiều 25/3.

Bà Hường cho biết, từ năm 2007, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi mảnh đất này để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho Công ty điện lực Thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành.

Theo bà Hường, lúc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, chính quyền đã thông báo cho người dân. Nhưng khi PV hỏi người dân ở đây thì không ai biết đến thông báo này của UBND xã Mễ Trì (?)

“Mới đây chúng tôi mới biết là con đường làng này đã thuộc về Công ty Điện Lực. Chính quyền không nói gì với chúng tôi cả” – người dân bức xúc.

Về thông tin công an đã bắn súng dọa người dân trong đêm 24/3, bà Hường cho hay: “Tôi có nghe phản ánh đó còn thực hư ra sao thì không nắm rõ. Đêm qua tôi không có ở đây nên không biết vụ thể như thế nào”.

Bà Hường khẳng định, không có chuyện xô xát giữa nhân dân và chính quyền trong đêm 24/3.
Đến tối ngày 25/3, người dân Mễ Trì vẫn tập trung ở đây với “trống giong cờ mở”. Chính quyền xã thì đang loay hoay tìm cách thuyết phục người dân giải tán, trở về nhà.

Nguồn: GD VN.


Một số hình ảnh do chúng tôi chụp được tại Mễ Trì:





“Tiền bôi trơn, lại quả đang rút ruột đường sá Việt Nam”

Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gắp đôi, gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống luật pháp rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng!”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói

Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá cao phản ứng nhanh của Bộ GTVT qua việc đình chỉ cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để làm rõ những lùm xùm liên quan đến nghi án “lại quả” hơn 16 tỷ đồng thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (Yên Viên - Ngọc Hồi).
Dự án càng to tham nhũng càng lớn
Những lùm xùm liên quan đến nghi án nhận hối lộ đang được làm rõ. Kết quả xác minh còn phải chờ nhưng đây không phải lần đầu quan chức ngành giao thông bị "tố" từ phía đối tác nước ngoài như này cho thấy điều gì trong đầu tư công hiện nay, thưa bà?
Ít nhiều cũng thấy được sự gian dối trong xây dựng công trình như thế nào. Nó làm tăng sự cảnh giác của các nhà tài trợ bên ngoài đối với Việt Nam. Điều đó cũng làm tăng thêm các mối nghi ngờ vẫn có trong dân về tình trạng tham nhũng, thất thoát, trong các dự án, nhất là đầu tư công.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
ODA cũng là một nguồn cho đầu tư công của nhà nước nhưng cách làm âu nay thực sự rất nhiều bất cập. Do vậy, những lùm xùm liên quan đến số tiền "lại quả" ở Tổng Công ty Đường sắt khiến tôi không mấy ngạc nhiên. Tôi chỉ buồn một chút vì chúng ta nói thì rất ghê, bộ máy cũng rất đồ sộ nhưng gần như hoàn toàn bất lực, chẳng làm gì được tham nhũng mà cứ phải để bên ngoài phát hiện ra mới vào cuộc.
So sánh con số 16 tỷ đồng tiền "lại quả" cũng như tầm quan trọng của dự án đường sắt đô thị Hà Nội với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây, bà đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ việc lần này?
Những con số thể hiện một điều, dự án càng to quy mô tham nhũng càng lớn. Lần này số tiền không chỉ lớn hơn so với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ mà so với các dự tương tự ở nước khác (Indonesia, Uzbekistan...) dường như mức độ tham nhũng ở Việt Nam cũng lớn hơn, nghiêm trọng hơn bạn bè lân cận.
Vấn đề này, tôi thấy cũng phù hợp với những vấn nạn ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đề cập khi thảo luận về Luật Đầu tư công, đó là các dự án tăng giá gấp 3 so với ban đầu. Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, dự án về giao thông, chi phí cũng tăng gấp 2 - 3 lần. Do vậy, Việt Nam mới có những con đường đắt nhất hành tinh.
Sự việc được tờ báo lớn nhất nước Nhật đưa tin rất chi tiết. Như vậy chúng ta đủ cơ sở khởi tố vụ việc hay chưa?
Bước đầu tiên chúng ta phải điều tra làm rõ thông tin. Tôi thấy đợt này, Bộ GTVT phản ứng nhanh hơn rất nhiều so với vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây. Phản ứng đầu tiên của Bộ GTVT là ngồi họp với nhau ngay trong ngày nghỉ để đưa ra quyết định đình chỉ công tác những người ở Ban quản lý dự án để điều tra. Bộ GTVT vào cuộc nhanh như vậy nên tôi hi vọng vụ việc được làm nghiêm túc để kiên quyết trừng phạt những người liên quan đến tham ô, tham nhũng.
Trước đây, phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới xử được vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Bà có lo ngại vụ này diễn ra tương tự như vậy không?
Bài học từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây đã rõ, khi mình chần chừ thì sẽ gây phản ứng bất lợi với bên ngoài. Tôi nhớ trong vụ việc đó, phía Nhật đã đưa ra lời đe dọa có thể cắt viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ những điều đó, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, đừng để đối tác bên ngoài mất niềm tin vào Việt Nam hay người dân bất bình hơn nữa.
Chi phí cao, chất lượng thấp
Dự án đường cao tốc ở Việt Nam thường đắt gấp đôi ở Mỹ, Trung Quốc nhưng thông xe được ít ngày đã thấy ổ voi, ổ gà. Có ý kiến cho rằng, do dự án bị rút ruột quá nhiều tiền để “bôi trơn”, “lại quả” nên mới đắt đỏ thuộc dạng “nhất hành tinh”?
Chắc chắn là như vậy! Không có gì khác để có thể giải thích chi phí xây dựng đường xá ở Việt Nam lại đắt hơn chi phí ở Mỹ và Trung Quốc ngoài những lý do đó (tiền bôi trơn, lại quả). Ngoài việc chi phí làm đường sá đắt hơn, chất lượng công trình cũng tệ hơn đáng kể so với Mỹ và Trung Quốc. Điều đó cho thấy sự yếu kém của chúng ta ở rất nhiều mặt từ hệ thống lập dự án, đấu thầu, tư vấn giám sát, kiểm định, nghiệm thu… Tất cả các khâu đó có vấn đề hết mới dẫn đến kết quả chi phí cao mà chất lượng thấp.
Hàng loạt các đại án tham nhũng được đưa ra xét xử trong thời gian qua mà các vụ án mới vẫn tiếp tục nhen nhóm, phát lộ mỗi ngày. Phải chăng, cách xử của chúng ta chưa đủ nghiêm để răn đe người khác, hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng?
Các vụ việc chỉ dừng lại ở những cá nhân nào đó không thể chạy trốn được nữa thì mới ra mặt để xử lý. Như vụ án Dương Chí Dũng thuộc loại lớn nhất nhưng đến giờ cũng bị tắc... Tôi thấy tham nhũng phải có đường dây, nhưng điều vô lý là khi xét xử, chỉ một người chịu tội. Còn xung quanh người đó, cấp trên, cấp dưới, ai hậu thuẫn thì khó quét tới.
Với vụ lại quả lần này, việc đình chỉ những người có liên quan như vậy là đúng rồi nhưng phải xét kỹ thêm những ai có thể liên quan. Đánh tham nhũng mà chỉ rút được vài cái dây, chặt được vài nhánh rồi thôi thì không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.
Bà có lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA rót cho Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Mối lo đó cũng có một phần, nhưng tôi thấy đáng tiếc là khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thì phải điều chỉnh dần, bớt dựa vào ODA. Điều quan trọng lúc này là phải phát triển bằng các nguồn lực trong nước, làm sao khơi dậy được sức dân, doanh nghiệp chứ đừng quá hào hứng quá với ngồn đầu tư từ bên ngoài.
Xin cảm ơn bà!
Quang Phong (thực hiện)

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tìm thấy máy bay Malaysia mất tích trong rừng.

Trong nỗ lực tham gia tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia, một sinh viên Đài Loan dường như đã tìm thấy một chiếc máy bay rơi trong rừng. Tuy nhiên liệu đây có phải là chuyến bay MH370 hay không vẫn chưa thể kiểm chứng.

Bức ảnh được cung cấp bởi Tomnod.com, một trang bản đồ trực tuyến của công ty DigitalGlobe được hàng triệu cư dân mạng sử dụng để tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích của Malaysia Airlines.
Bức ảnh được một sinh viên Đài Loan phát hiện
Bức ảnh được một sinh viên Đài Loan phát hiện
Trong bức ảnh, dường như một máy bay dân dụng đang nằm trong một khu rừng.
Theo tờ China Times của Đài Loan, một sinh viên ngành khoa học ứng dụng của đại học công nghệ Nan Kai đã phát hiện ra vị trí này hôm 18/3. Bức ảnh, thuộc tờ bản đồ số Map654342, đã được gửi tới Tomnod để kiểm tra thông tin về địa điểm này.
Đến nay, tính xác thực của bức ảnh cũng như liệu đây có phải là chiếc máy bay của Malaysia hay không vẫn chưa thể khẳng định.
Cũng tìm kiếm tương tự như chàng sinh viên tại Đài Loan, một cư dân mạng khác đến từ Ấn Độ có tên Anoop Madhav Yeggina, 29 tuổi, khẳng định đã tìm thấy một máy bay lớn đang thấp bay qua khu vực đảo quần Andaman trên Ấn Độ Dương hôm 8/3, đúng ngày máy bay của Malaysia mất tích, tờ The Hindu cho biết.
Hình ảnh do một nhà phân tích IT Ấn Độ tìm thấy
Hình ảnh do một nhà phân tích IT Ấn Độ tìm thấy
Nhà phân tích công nghệ thông tin này đã đăng tải phát hiện của mình lên trang web của CNN từ hôm 14/3, và đến nay nhận được hơn 16000 lượt xem cùng nhiều bình luận.
“Tôi tin rằng hình ảnh này là của máy bay mất tích, bởi nhiều lí do. Trước hết, hình ảnh được chụp ngay trên một khu rừng, nằm rất gần sân bay Shibpur trên đảo Andaman. Sân bay này chỉ dành riêng cho quân đội mà không cho phép máy bay dân sự.
Khi nhìn kỹ hơn có thể thấy máy bay bay cực kỳ thấp, đến mức các đám mây cũng ở bên trên nó, một việc được thực hiện để tránh sự phát hiện của radar. Và quan trọng nhất, tỷ lệ kích thước và màu sắc của máy bay mất tích phù hợp với máy bay trong ảnh”, Anoop khẳng định.
Theo hãng tin AFP, những ngày qua, đã có khoảng 3 triệu người tham gia vào chương trình tìm kiếm trực tuyến, sử dụng các bức ảnh vệ tinh của DigitalGlobe. Tính tới ngày hôm qua (18/3), công ty này cho biết đã có 257 triệu lượt “xem bản đồ”, và 2,9 triệu khu vực được người dùng đánh dấu.
Công ty trên sử dụng một thuật toán có tên CrowdRank để xác định những manh mối hứa hẹn nhất, chú ý tới những vùng trùng lặp được nhiều người cùng đánh dấu.
“Các chuyên gia phân tích của DigitalGlobe sẽ kiểm tra các vùng đánh dấu để xác định 10 vùng đáng chú ý nhất và chia sẻ thông tin đó với các khách hàng và cơ quan chức năng”, thông báo của công ty này cho biết.
Không tìm thấy bằng chứng trong mô hình bay giả lập
Trong khi đó, các nguồn tin từ cơ quan điều tra Mỹ cho biết, quá trình rà soát các thư điện tử cũng như mô hình giả lập điều khiển máy bay trong nhà của các phi công trên máy bay mất tích không cho thấy dấu hiệu nào những người này đã chuẩn bị cho việc đưa máy bay đi chệch hướng.
“Không có gì đặc biệt”, một trong những nguồn tin được giới chức Malaysia thông báo về vụ việc khẳng định với tờ LA Times.
Không có gì đặc biệt trong mô hình bay giả lập tại nhà cơ trưởng Zaharie
Không có gì đặc biệt trong mô hình bay giả lập tại nhà cơ trưởng Zaharie
Trước đó, giới chức Malaysia muốn tìm hiểu xem liệu cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah có luyện tập trước việc thay đổi đường bay tại nhà trên mô hình bay giả lập của mình hay không, bao gồm cả việc tắt các bộ phát sóng. Vậy nhưng các nhà điều tra “không phát hiện thấy việc đó”.
Các cuộc đối thoại giữa phi công và đài kiểm soát không lưu tại Malaysia cũng thân thiện, như bình thường, và không có gì báo hiệu một sự vụ nào đó sắp xảy ra.
Còn tờ Berita Harian của Malaysia thì cho biết, các nhà điều tra đã tìm thấy trong mô hình giả lập phần mềm minh họa sân bay quốc tế Male tại Maldives, 3 sân bay tại Ấn Độ và Sri Lanka và một sân bay thuộc căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Diego Garcia trên Ân Độ Dương.
Những thông tin có được trong ngày thứ Ba dường như đã làm giảm bớt khả năng phi công đã tự sát, cho dù các nhân viên thực thi pháp luật Mỹ tiếp tục tập trung vào các giả thuyết không tặc, hoặc các hình thức phá hoại khác, bao gồm cả việc ai đó can thiệp vào máy tính của máy bay để thay đổi lộ trình.
“Vẫn có khả năng ai đó đã vào buồng lái và khiến máy bay chuyển hướng”, một nguồn tin từ giới chức Mỹ nói. “Hoặc máy bay đã bị cài đặt từ trước”.
Một giả thuyết nữa đó là một trong các phi công “đã tự thực hiện” việc chuyển hướng máy bay vì nguyên nhân nào đó, nguồn tin này cho biết thêm.
Thanh Tùng
Tổng hợp