Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp


Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là doanh nghiệp tư nhân (“DNTN”) và hai là công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”) một thành viên. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân băn khoăn không biết là nên thành lập DNTN hay công ty TNHH một thành viên, những điểm được và chưa được của mỗi sự lựa chọn đó là như thế nào?
 Về tư cách pháp lý và quản lý doanh nghiệp Từ trước đến nay, doanh nghiệp tư nhân  là một hình thức doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước lựa chọn bởi sự gần gũi của nó đối với tập quán kinh doanh của người Việt cũng như tính đơn giản, tự chủ cao trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì DNTN có thể được xem là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (1). Với bản chất chịu trách nhiệm vô hạn cho chủ sở hữu như vậy, DNTN chứa đựng nhiều rủi ro cho chính sở hữu chủ doanh nghiệp khi mà họ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tại cùng một thời điểm thì mỗi nhà đầu tư cá nhân chỉ được thành lập và duy trì một DNTN mà thôi (cũng như không phải là thành viên hợp danh của bất kỳ một công ty hợp danh nào khác).
        Trong khi đó, công ty TNHH một thành viên lại có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cá nhân chủ sở hữu đăng ký vào công ty và không bị hạn chế về số lượng công ty TNHH mà một nhà đầu tư cá nhân là thành viên góp vốn được phép thành lập.
Với những quy định như vậy, rõ ràng so với công ty cổ phần hay công ty TNHH, DNTN chứa đựng nhiều rủi ro và hạn chế hơn. Chính vì vậy nên khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2005, có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được quyền thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ dẫn đến việc dần dần triệt tiêu DNTN vì nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Nếu ở thời điểm áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999, DNTN là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn hạp kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào khác, thì nay, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép họ lựa chọn giữa việc thành lập một công ty TNHH một thành viên hay một DNTN, một bên với chế độ trách nhiệm hữu hạn và một bên còn lại với chế độ trách nhiệm vô hạn.
       Như vậy, những thay đổi đó của Luật Doanh nghiệp 2005 có thực sự “khai tử” DNTN hay không? Câu trả lời có lẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để kiểm chứng sự hiệu quả và mức độ hòa nhập của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý và trên phương diện kinh doanh, DNTN vẫn đáp ứng được một số nhu cầu nhất định cho nhà đầu tư cá nhân. Đơn cử như việc chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong một số trường hợp, giúp cho đối tác làm ăn với doanh nghiệp có thêm niềm tin đối với chủ DNTN (nhất là khi họ nắm rõ khả năng tài chính và tài sản của chủ DNTN); chủ DNTN có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư (trong khi hình thức công ty TNHH một thành viên thì lại bị hạn chế đối với việc rút và giảm vốn đã góp (2)); hoặc đơn giản là ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người vẫn còn quen làm chủ một DNTN hơn là làm chủ một công ty TNHH một thành viên.
Về khả năng chuyển đổi
         Hiện nay, công ty TNHH một thành viên được luật pháp cho phép chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (do chủ sở hữu chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác) hoặc trở thành công ty cổ phần (huy động thêm thành viên mới). Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi, công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Cùng với sự thừa nhận công ty TNHH một thành viên do nhà đầu tư cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng cho phép DNTN được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, so với các trường hợp chuyển đổi giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, việc chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH đòi hỏi phải thỏa mãn khá nhiều điều kiện pháp lý phức tạp hơn.
Ví dụ như điều kiện “chủ DNTN có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó” hay “chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của DNTN và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn”. Những điều kiện này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan và xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của DNTN.
Với hành lang pháp lý hiện hành, DNTN muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác ngoài công ty TNHH một thành viên chẳng hạn như công ty cổ phần, thì chủ DNTN chỉ có thể giải thể DNTN và thành lập doanh nghiệp mới. Điều này vừa mất nhiều thời gian, mất đi một số giá trị doanh nghiệp hiện có (thương hiệu, uy tín kinh doanh, nguồn khách hàng quen thuộc…) gây gián đoạn cho các giao dịch đang tồn tại, và thậm chí trong một số trường hợp làm ảnh hưởng bất lợi cho các bên có liên quan hơn là nếu được phép chuyển đổi.
Việc không cho phép các doanh nghiệp tự do chuyển đổi nói chung và chuyển đổi DNTN sang công ty cổ phần nói riêng dường như không có cơ sở lý luận hay thực tế nào. So với công ty TNHH, rõ ràng khả năng chuyển đổi của DNTN không linh hoạt bằng và thủ tục pháp lý có liên quan cũng phức tạp hơn.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng “dành riêng” cho DNTN những quy định về cho thuê và bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quyền này vẫn có những giới hạn nhất định mà chủ DNTN cần phải cân nhắc trước khi thực hiện. Theo đó, tuy chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của DNTN và trước các bên đối với các tranh chấp của DNTN.
         Như vậy, nếu người được thuê quản lý có hành vi sai trái gây thiệt hại cho DNTN trước bên thứ ba thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý trách nhiệm của người được thuê này theo cách thức khởi kiện dân sự. Luật không chỉ quy định trách nhiệm vô hạn cho chủ DNTN đối với nghĩa vụ của DNTN mà còn quy định cả trách nhiệm quản lý không hạn chế của họ trong trường hợp thuê người quản lý.
Chọn hình thức nào là tùy nhu cầu
Nhìn chung, DNTN và công ty TNHH đều có một số mặt mạnh và một số hạn chế nhất định mà mỗi nhà đầu tư cá nhân cần phải thận trọng xem xét khả năng và nhu cầu thực tế của mình để chọn một hình thức đầu tư phù hợp.
Nếu như DNTN có hạn chế là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp, thì bù lại, chủ DNTN có thể quản lý DNTN theo những cách thức đơn giản và chủ DNTN có thể dùng khả năng tài chính của chính mình để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của DNTN.
Ngược lại, công ty TNHH một thành viên giúp hạn chế rủi ro cho thành viên góp vốn khi mà trong mọi trường hợp thành viên góp vốn vẫn phải chịu trách nhiệm chỉ trong phạm vi số vốn cam kết góp của thành viên góp vốn đó vào công ty, và khi muốn chuyển sang hình thức hợp tác làm ăn chung với các đối tác khác thì có thể chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần một cách dễ dàng. 
Sưu tầm

Công tác phối hợp cấp đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong thời gian qua



Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, một số rào cản gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp đã được xóa bỏ, thời gian cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cấp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp rút ngắn xuống chỉ còn 05 ngày làm việc. Cùng với đó, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, việc ứng dụng Công nghệ thông tin đã được triển khai một cách cơ bản vào năm 2010 thông qua việc áp dụng dùng chung và  thống nhất sử dụng trong cả nước Hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp (Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia). Hệ thống này được thực hiện liên thông với Hệ thống thuế trong việc cấp mã số doanh nghiệp và quản lý thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp. Việc liên thông giữa hai hệ thống là một bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, nâng cao sự minh bạch, giảm thiểu chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, tạo được niềm tin cho các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia, gia nhập thị trường. Có được kết quả như trên, một phần do công tác phối hợp trong trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan đăng ký kinhdoanh và cơ quan thuế được thực hiện tốt, thể hiện ở các điểm:
Thứ nhất, về trao đổi thông tin, ngày 01/9/2010, Tổng cục Thuế có Quyết định số 1403 /QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký kinh doanh. Đến nay, Hệ thống của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế đã thực hiện cung cấp, trao đổi hơn 100 trường thông tin về doanh nghiệp, các thông tin trao đổi giữa hai cơ quan được cập nhật thường xuyên, liên tục, kịp thời và  đầy đủ đã đáp ứng nhu cầu cấp đăng ký doanh nghiệp và quản lý thuế. Theo thống kê cho thấy, kể từ khi việc cấp đăng ký doanh nghiệp được liên thông giữa Hệ thống đăng ký kinh doanh và Hệ thống thuế tỷ lệ trả kết quả cho giao dịch đăng ký mới ngày càng được cải thiện.
  
STT
Năm
Trong ngày
Sau 1 ngày
Sau 2 ngày
Quá hạn ( >2 ngày)
1
2011
38,77%
28,78%
14,22%
18,23%
2
2012
40,9%
28,33%
13,5%
17,27%
3
2013
45,43%
27,51%
11,6%
15,46%
Thời gian trả kết quả khi triển khai liên thông 2 hệ thống
          Thứ hai, về phối hợp cung cấp thông tin: ngày 09/10/2009, Bộ Tài chính-Bộ Công thương-Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành thông tư liên tịch 198/2009/TTLT/BTC-BCT-BKH về hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế, hải quan, đầu tư, thương mại và công nghiệp và ngày 22/5/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 80/2012/TT-BTC về hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế  quy định về công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong cung cấp thông tin và xử lý các trường hợp ngừng kê khai, nộp thuế nhưng không thông báo cơ quan thuế. Trong quá trình thực hiện, hai bên đã phối hợp chặt chẽ giải quyết kịp thời các vướng mắc và đáp ứng cơ bản về yêu cầu công việc, việc phối hợp giữa hai cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế được thực hiện qua nhiều kênh như: văn bản, điện thoại, thư điện tử…
          Từ năm 2010 đến nay, hai cơ quan đã phối hợp giải quyết cho khoảng 4.400 trường hợp vướng mắc trao đổi thông tin kết nối với cơ quan thuế và hỗ trợ xử lý khoảng 700 lần lỗi giao dịch với cơ quan thuế.
Bên cạnh việc phối hợp trong công tác cấp đăng ký doanh nghiệp và xử lý các lỗi giao dịch, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và đăng ký thuế cũng được hai cơ quan phối hợp triển khai một cách đồng bộ, qua đó cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra thông tin của mình hiện đang có trong Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và Hệ thống Thuế (http://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ ).
Cùng với những kết quả đạt được trong công tác phối hợp, cung cấp và trao đổi thông tin, trong thời gian qua việc trao đổi thông tin giữa hai cơ quan vẫn còn một số tồn tại:
1. Việc cung cấp thông tin giữa hai bên đôi lúc bị ngắt quãng do lỗi không nhận dữ liệu hay bị dừng đường truyền; 
2. Việc khắc phục lỗi chưa được kịp thời gây ảnh hưởng đến việc trả kết quả cho doanh nghiệp; 
3. Việc phối hợp triển khai giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với Cục thuế tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng ở một số địa phương vẫn chưa được ăn khớp.
Trong thời gian tới, hai ngành sẽ tiếp tục trao đổi, hợp tác và tìm giải pháp khắc phục các tồn tại trong thời gian qua như: đề xuất giải pháp đường truyền dự phòng, triển khai cấp mã số thuế ngoài hệ thống trong trường hợp lỗi hệ thống chưa khắc phục ngay được gây ảnh hưởng đến việc trả kết quả cho doanh nghiệp hay thường xuyên mở các hội thảo hai ngành từ trung ương đến địa phương để các Cục thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh có cơ hội trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệp và tìm các giải pháp khắc phục khó khăn và mở rộng quan hệ hai ngành ngày càng khăng khít.
          Mặc dù vậy, trong thời gian qua công  tác phối hợp hai ngành đã đạt được những thành công nhất định qua đó giúp công tác quản lý doanh nghiệp hai ngành được thống nhất, đồng bộ.
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các ưu thế và hạn chế của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác


Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân; công ty được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Vì vậy, công ty cổ phần dễ dàng huy động được một lực lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư khi cần đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, cải tiến công nghệ…Vinalaw xin phân tích những ưu thế nổi bật và những hạn chế của công ty cổ phần để Quý khách hàng tham khảo và tìm hiểu thêm

Ưu thế nổi bật của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường:
- Cổ đông của công ty góp vốn vào công ty và hưởng lãi hoặc chịu lỗ tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào công ty. Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Như vậy, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp vào công ty. Các cổ đông chia sẻ rủi ro với nhau trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ ( và chỉ phải chịu trong phần vốn góp vào công ty).
- Công ty cổ phần thường có rất nhiều cổ đông. Vì thế công ty có thể tập trung trí tuệ từ các cổ đông. Các cổ đông có thể tự mình tham gia quản lý công ty hoặc cử người tham gia quản lý công ty.
- Cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng ( trừ một số trường hợp đặc biệt). Vì vậy, nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển hướng đầu tư. Điều này thể hiện sự đa dạng trong đầu tư, phù hợp với xu hướng phát triển năng động của nền kinh tế thị trường.
- Công ty cổ phần cùng với việc phát hành các loại chứng khoán và việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán và chuyển nhượng, mua bán chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán ra đời, nó sẽ tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó công ty cổ phần cũng có một số hạn chế sau:
- Công ty cổ phần với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại những thuận lợi cho cổ đông, nhưng lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ. Các chủ nợ sẽ bị thiệt thòi khi tài sản của công ty cổ phần không đủ để thanh toán hết các khoản nợ của công ty.
- Công ty cổ phần gồm đông đảo các cổ đông tham gia và thường là không quen biết nhau, với mức độ tham gia góp vốn vào công ty cũng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hóa lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Vì vậy, việc quản lý điều hành công ty cồ phần là hết sức phức tạp.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần tương đối cồng kềnh và phức tạp. Vì vậy, chi phí cho việc quản lý là tương đối lớn.
Tuy nhiên, công ty cổ phần là một loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp với quy mô sản xuất lớn, thích ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hóa cao và sự phát triển của nền kinh tế hiện đại. Hiện nay, công ty cổ phần là mô hình phổ biến trên thế giới.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Tầng 05, tòa nhà số 36 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, HN.
Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007 – Hotline: 0988 856 399

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Tình hình đăng ký doanh nghiệp Tháng 01 năm 2014




Trong tháng 01 năm 2014, cả nước có 6.866 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 43.720 tỷ đồng, tăng 27,7% về số doanh nghiệp và giảm 79,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. So với tháng 12 năm 2013, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,6% về số doanh nghiệp và 11,5% về số vốn đăng ký.


Số doanh nghiệp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động trước và trong tháng 01 năm 2014 nay quay trở lại hoạt động là 2.375 doanh nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm: vùng Đông Nam Bộ 951 doanh nghiệp (Hồ Chí Minh 727 doanh nghiệp); vùng Đồng bằng Sông Hồng 648 doanh nghiệp (Hà Nội 423 doanh nghiệp). Trong tháng 01/2014, lĩnh vực có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tập trung nhiều nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 858 doanh nghiệp.



Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động là 8.979 doanh nghiệp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 7.951 doanh nghiệp;Số doanh nghiệp giải thể là 1.028 doanh nghiệp.     
(Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
 

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Sự khác nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh




Theo quy định tại điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn (thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
Dưới đây, VINALAW xin chỉ ra những điểm khác nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh để Quý khách hàng tìm hiểu và tham khảo

CÔNG TY HỢP DANH
CÔNG TY TNHH
-  Là công ty đối nhân.
- Tất cả những thành viên hợp danh đều phải có những chứng chỉ hành nghề giống nhau (đối với ngành nghề có chứng chỉ) vì các thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật của công ty.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán  nào.
- Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.
- Vừa đối nhân, vừa đối vốn.
- Chỉ cần một số thành viên có chứng chỉ là được (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay pháp luật quy định).

 - Được phát hành trái phiếu ( nhưng không được phát hành loại trái phiếu chuyển đổi).
- Tất cả các thành viên trong công ty TNHH đều có trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.