Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

"Các người có lương tâm không?"

Đó là câu hỏi uất ức của chị Ngô Thị Tuyết (chị ruột nạn nhân Ngô Thanh Kiều) tại phiên tòa xử năm sĩ quan công an ở Phú Yên dùng nhục hình, đánh chết người sáng 29-3 tại TAND TP Tuy Hòa.

Kết thúc phần tranh luận vào sáng 29-3, chủ tọa phiên tòa Lý Thơ Hiền cho biết: Đây là vụ án phức tạp, có nhiều nội dung, chứng cứ cần xem xét thấu đáo nên thời gian nghị án kéo dài. Dự kiến chiều 3-4 tòa sẽ tuyên án.
Trước đó, nhiều người theo dõi phiên tòa đã lặng đi trước hàng loạt câu hỏi đầy uất ức xen giữa những tiếng nấc nghẹn của chị Ngô Thị Tuyết.
“Sao đánh chết người chỉ bị xử dùng nhục hình?”
Chị Tuyết - người trực tiếp chứng kiến khám nghiệm tử thi em trai mình và kiên trì gõ cửa các cơ quan chức năng để đưa vụ việc ra ánh sáng - đã không đồng ý với đề nghị của VKSND TP Tuy Hòa về việc cho bốn bị cáo hưởng án treo.
“Luật pháp ở đâu khi em tôi bị đánh chết mà bốn bị cáo được đề nghị hưởng án treo? Một con người bị còng hai tay dính vào ghế, hai chân cũng bị còng, không có khả năng tự vệ lại bị năm công an có đầy đủ vũ khí đánh đập tàn nhẫn như vậy. Tử tù trước khi chết còn được cho ăn bữa cơm cuối cùng, còn em tôi có tội gì mà bị bỏ đói suốt từ sáng đến chiều? Khi khám nghiệm tử thi, trong bụng không hề có một chút thức ăn. Trong khi đó, trưa 13-5-2012, hàng loạt cán bộ công an thản nhiên ngồi ăn cơm trong tiếng la hét đau đớn của em tôi. Các người có lương tâm không? Các bị cáo chối tội đánh vào đầu em tôi gây chấn thương sọ não, vậy ai là người đánh chết em tôi? Các người nghĩ gì khi nhìn thấy những tấm ảnh chụp những thương tích khắp người của em tôi. Các người nói chỉ đánh gây xây xát ngoài da, tại sao các bộ phận bên trong thi thể của em tôi bị nát hết?” - chị Tuyết liên tục chất vấn.


Hai bị cáo Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang quỳ
xin lỗi gia đình nạn nhân. Ảnh: TẤN LỘC
Hai bị cáo Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang quỳ xin lỗi gia đình nạn nhân. Ảnh: TẤN LỘC

Đối đáp với đại diện VKS, luật sư Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại) cho rằng việc công tố viên nói do ông Lê Đức Hoàn (phó Công an TP Tuy Hòa) có nhiều cống hiến, công trạng nên miễn trách nhiệm hình sự là không đúng quy định của pháp luật. “Ngoài đề nghị khởi tố ông Hoàn hai tội bắt người trái pháp luật và dùng nhục hình, tôi đề nghị khởi tố ông Hoàn thêm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Giải thích về đề nghị này, luật sư Đôn nêu: Kết quả tranh luận tại tòa cho thấy ông Hoàn có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bởi ông là phó Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án, trực tiếp chỉ đạo các cán bộ cấp dưới lấy lời khai anh Kiều nhưng để họ dùng nhục hình đánh chết người.
“Họ đánh chết người mà không dám nhận”
Trong phần tranh luận sáng qua, hai luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cho rằng VKSND TP Tuy Hòa truy tố các bị cáo tội dùng nhục hình là không đúng vì tội danh này chỉ xảy ra trong hoạt động điều tra. “Đây chỉ là hoạt động của ngành công an chứ không phải là hoạt động điều tra. Vậy VKSND TP Tuy Hòa truy tố năm bị cáo trong vụ án với tội danh trên dựa trên cơ sở pháp lý nào?”. Tuy nhiên, công tố viên đã không chỉ ra được điều luật cụ thể.
Trong số năm bị cáo, chỉ có duy nhất Nguyễn Thân Thảo Thành tham gia đối đáp. Thành yêu cầu cơ quan điều tra, VKS giải thích “vì sao giam bị cáo trong một thời gian dài mà không có lệnh?”. “Có lệnh chứ không phải không có. Tuy nhiên, thay vì VKSND Tối cao ra quyết định tạm giam Thành thì VKSND TP Tuy Hòa lại nhầm lẫn ra quyết định” - kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh trả lời.
Bị cáo Thành tiếp tục khẳng định tất cả lời khai của mình từ giai đoạn điều tra đến phiên tòa hôm nay là đúng sự thật. Để chứng minh việc này, bị cáo Thành nói: “Lời khai của các bị cáo khác là giả dối, che giấu sự thật. Trước đây, khi làm việc với cơ quan điều tra, tôi khai thật là thấy bị cáo Quang đá anh Kiều. Sau đó, Quang gặp tôi, nói: “Chết rồi! Sao em lại khai vậy? Anh cùng anh Quyền, anh Mẫn đã thống nhất là khai khác rồi mà!””.
Với tình tiết này, mặc dù tòa hỏi Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang, Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy có ý kiến gì không nhưng cả bốn bị cáo đều im lặng.
Nhìn bốn bị cáo vốn là đồng nghiệp công an, Thành nói tiếp: “Các anh đánh chết người mà không dám nhận, lại đổ lỗi cho tôi. Tôi đề nghị tòa làm rõ hơn hành vi đánh người của các bị cáo Quang, Mẫn, Quyền, Huy. Các anh góp tiền cho tôi để bồi thường gia đình nạn nhân. Do tôi không đánh anh Kiều nên tôi không nhận”.
Nói lời sau cùng, Thành bức xúc: “Tôi rất nhục nhã khi đứng với những con người như thế này. Họ đánh chết người mà không dám nhận”.
Động lực lớn nhất là bảo vệ công lý
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại) cho biết: “Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh đã bế theo cháu nhỏ đến gặp tôi. Tôi hướng dẫn gia đình anh Kiều cách chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi, sau đó giúp họ làm đơn khiếu nại. Với mục đích tìm ra công lý và có ý kiến đề xuất những người có thẩm quyền xử lý những người thi hành công vụ làm sai luật pháp, tôi nhận làm vụ này hoàn toàn miễn phí”.
“Khi đối đầu với công an, luật sư có lo ngại gì không?”. Với câu hỏi này của PV, luật sư Đôn thừa nhận: “Tôi bị rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ những người thân trong gia đình, bạn bè, kể cả đồng nghiệp nói rằng không nên làm vì công việc rất khó khăn, đụng chạm đến lực lượng công an. Thế nhưng tôi nghĩ người làm đúng thì không việc gì phải ngại người làm sai”. 
(Nguồn: dantri.com.vn)

 

Tòa án Hải Phòng xin lỗi dân sau 17 năm kết án oan

"Tôi đại diện cho TAND Hải Phòng xin được nhận lỗi và trân trọng gửi tới ông lời xin lỗi sâu sắc. Tòa án Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu sót", Phó chánh án Phạm Đức Tuyên nói sáng nay với ông Nguyễn Hồng Cầu, người bị kết án oan 2 tháng 10 ngày.
Sáng 28/3, tại trụ sở UBND xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), ông Phạm Đức Tuyên (Phó chánh án TAND Hải Phòng) chủ trì cuộc xin lỗi ông Nguyễn Hồng Cầu (50 tuổi). Chứng kiến việc này có đại diện VKS, chính quyền địa phương.
ong-chanh-an-490-5870-1395996127.jpg
Phó chánh án TAND Hải Phòng Phạm Đức Tuyên cho hay: “Tòa án Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu sót trước Đảng và Nhân dân”. Ảnh: Giang Chinh
Theo hồ sơ, ngày 15/6/1994, ông Cầu được UBND huyện Tiên Lãng giao quyền sử dụng hơn 3.000 m2 đất để sản xuất nông nghiệp với thời hạn 20 năm. Năm 1996, ông Cầu không đóng gần 100 kg thóc vụ mùa (gồm thóc thủy lợi phí, thóc quỹ dịch vụ nông nghiệp và thóc thổ cư dư thừa) với lý do UBND xã Đông Hưng không giải quyết vụ cá ăn lúa của gia đình ông (tương đương 240kg thóc) từ năm 1994.
Ngày 15/1/1997, xã ra quyết định thu hồi 3 sào đất của gia đình ông Cầu giao cho anh Phạm Minh Tuân, người cùng xã. Ông Cầu yêu cầu anh Tuân trả tiền công đã cày bừa ruộng không được nên nói không trả tiền thì ông sẽ gặt lúa.
Chiều 25/5/1997, ông Cầu gặt lúa, xát được hơn 260 kg thóc và bị bắt sau đó. Tháng 6/1997, TAND huyện Tiên Lãng phạt ông Cầu 3 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản của công dân, buộc bồi thường cho anh Tuân gần 150 kg thóc.
Tại phiên phúc thẩm mở một tháng sau đó, TAND Hải Phòng chấp nhận đơn kháng cáo, giảm hình phạt tù xuống còn 2 tháng 10 ngày. Thời gian này bằng từ lúc ông Cầu bị bắt tới khi mở phiên phúc thẩm nên ông Cầu được trả tự do.
Tại Quyết định giám đốc thẩm ngày 8/10/1998, TAND Tối cao hủy cả hai bản án, tuyên bố ông Cầu vô tội. Ông Cầu sau đó yêu cầu TAND Hải Phòng bồi thường gần 650 triệu đồng thiệt hại về tinh thần, vật chất, sức khoẻ.
Tại bản án dân sự sơ thẩm ngày 8/7/2008, TAND huyện Tiên Lãng tuyên buộc TAND Hải Phòng bồi thường cho ông Cầu hơn 17 triệu đồng; xin lỗi, cải chính công khai trên báo. Ông Cầu kháng cáo và bị cấp phúc thẩm là TAND Hải Phòng bác đơn vào ngày 26/8/2008.
ong-cau-490-2744-1395996128.jpg
Ông Cầu cám ơn Phó chánh án Tuyên đã đại diện tới xin lỗi mình. Ảnh: Giang Chinh
17 năm sau khi ông Cầu được Tòa tối cao tuyên vô tội, tại cuộc xin lỗi mở ngày hôm nay, Phó chánh án TAND Hải Phòng Phạm Đức Tuyên cho hay: “Tôi đại diện cho TAND Hải Phòng xin được nhận lỗi và trân trọng gửi tới ông lời xin lỗi sâu sắc. Tòa án Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu xót trước Đảng và Nhân dân…”.
Ông Cầu nói: “Tôi chẳng khác nào đưa trẻ mới được đẻ ra, hôm nay nhờ Đảng, Nhà nước tôi mới dám ngẩng mặt lên nhìn, nhiều năm qua ra đường chỉ cúi mặt xuống đất mà đi".
Ông Cầu cũng đề nghị TAND Hải Phòng tính toán bồi thường oan sai và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc nhà bị kẻ xấu đốt rụi và tài sản bị vơ vét trong khi ông vừa bị công an bắt.
(Nguồn: vnexpress.net)

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Chuyển khởi tố người bố đánh con sang tội đến chết "giết người"

Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh vừa chính thức ký quyết định thay đổi tội danh khởi tố đối với Đỗ Văn Lợi (SN 1968, trú tại phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP Bắc Ninh) từ “Cố ý gây thương tích” sang tội “Giết người”.

Thông tin từ Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, căn cứ vào kết quả khám nghiệm tử thi cùng kết quả thực nghiệm hiện trường cùng những lời khai của bị can. Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi tội danh khởi tố từ “ Cố ý gây thương tích” sang tội danh “Giết người” đối với  Đỗ Văn Lợi, kẻ đã dùng điếu cày đánh con trai dẫn đến cái chết thương tâm đối với cháu Đỗ Doãn Lộc (SN 2006).
Theo kết quả khám nghiệm tử thi, nguyên nhân tử vong của cháu Lộc chủ yếu là do đa chấn thương, xuất phát từ trận đòn ngày 15/3.
Liên quan đến sự việc, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành triệu tập Bùi Thị Hà (SN 1984), người vợ “hờ” của Lợi, trú tại phường Võ Cường - TP Bắc Ninh để điều tra làm rõ vai trò đồng phạm liên đới trong vụ án.
CQĐT đã chính thức chuyển tội danh đối với người bố dã tâm dùng gậy đánh con dẫn đến tử vong.
CQĐT đã chính thức chuyển tội danh đối với người bố dã tâm dùng gậy đánh con dẫn đến tử vong.

Trước đó, như Dân Trí đã thông tin, vào khoảng 18h ngày 15/3, Công an phường Tiền An đã nhận được thông tin từ quần chúng nhân dân về việc cháu Đỗ Doãn Lộc bị chính bố đẻ là Đỗ Văn Lợi đánh khiến phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Sau gần 3 ngày điều trị tại tại khoa cấp cứu bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cháu Lộc đã tắt hơi thở cuối cùng vào hồi 16h chiều ngày 18/3.
Ngày 17/3, Lợi đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ khi đang ẩn náu tại khu Đọ Xá, phường Ninh Xá - TP Bắc Ninh.
Tại cơ quan điều tra, Lợi thừa nhận mọi hành vi của mình. Lợi khai nhận, tháng 5/2013, khi vừa mãn hạn tù, Lợi đón cháu Lộc từ nhà người bác ngoại về nuôi. Trong khoảng thời gian này, Lợi đã “cặp” cùng Bùi Thị Hà và đưa người này về nhà sống chung như vợ chồng.
Trong khoảng thời gian sống cùng hai bố con Lợi,  Hà thường xuyên kêu bị mất tiền nên sinh nghi ngờ cho cháu Lộc lấy cắp để mua đồ chơi, vì thế Lợi thường xuyên đánh con để dạy bảo.
Chiều ngày 15/3, Hà kêu mất 20 nghìn đồng, nghĩ con trai lấy cắp Lợi đã dùng thanh gỗ ở giường vụt liên tiếp vào đầu cháu Lộc. Khi cháu hoảng sợ chui vào gầm giường Hà đã lôi cháu ra đánh, tát túi bụi.
Sau đó, Lợi tiếp tục dùng chiếc điếu cày bằng inox tiếp tục đánh đập cháu Lộc. Chờ hồi lâu không thấy con trai tỉnh lại, Lợi sợ hãi điện thoại cho anh trai là Đỗ Văn Thắng đưa cháu bé vào viện, rồi y cùng vợ hờ bỏ trốn khỏi nhà.
Ngày 18/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Ninh đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam có thời hạn đối với bị can Đỗ Văn Lợi về tội “ Đánh người gây thương tích”.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh chính thức đảm nhận thụ lý, điều tra, ngày 27/3, trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Nguyễn Công Nghiệp - Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau khi thay đổi tội danh khởi tố trước đó đối với bị can Lợi, quá trình điều tra vụ án vẫn đang được tiếp tục theo trình tự pháp luật.

 

 

Kẻ đốt xác người xe ôm bị tử hình

Dụ người lái xe ôm vào đoạn đường vắng, Đạt sát hại dã man nạn nhân, tưới xăng, châm lửa đốt rồi lấy xe máy đi cầm cố.

Chiều 27/3, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Đạt (21 tuổi, ở Thanh Hóa) và tuyên phạt tử hình vì tội Giết người và Cướp tài sản. Nạn nhân là ông Mai Hồng Quảng (59 tuổi) chở khách tại bến xe Giáp Bát bị Đạt đâm chết rồi đốt xác phi tang.
Đạt thừa nhận, sống ở Hà Nội nhưng không có nghề nghiệp ổn định nên nảy sinh ý định cướp tài sản của những người làm nghề xe ôm. Trước khi đi xe buýt ra bến Giáp Bát, hắn chuẩn bị một con dao nhọn. Tới nơi, Đạt mua chai nước rồi ngồi tăm tia.
dat-7171-1395917922.jpg
Kẻ thủ ác đốt xác xe ôm trong giờ nghị án. Ảnh: Việt Dũng.
Đạt nhắm đến ông Quảng, người từng chở hắn một lần. Hắn thỏa thuận ông này chở về Thường Tín với giá 150.000 đồng. Sau khi chỉ đường chạy lòng vòng, Đạt biết khu chùa Đậu vắng người nên bảo lái xe đưa vào. Giả vờ xuống đi vệ sinh, Đạt rút dao đâm ông Quảng nhiều nhát cho đến lúc nạn nhân tử vong.
Hắn khai, trong lúc vật lộn không nhớ đâm ông Quảng bao nhiêu nhát, bản thân Đạt cũng bị thương. Chủ tọa công bố, trên người ông Quảng có tổng cộng 13 vết thương và chất vấn bị cáo về việc vật lộn: "Tại sao khi vật lộn với nạn nhân, trên quần áo của bị cáo không dính máu?". Đạt không giải thích được.
Hung thủ khai một chuỗi hành vi gây tội ác với nạn nhân. Thấy ông Quảng đã chết, hắn mở khóa xăng cho chảy vào chai nhựa cầm theo rồi tưới lên người nạn nhân, châm lửa đốt. Xong việc, Đạt hất xác ông này xuống mương nước ngay dưới chân đê, cạnh nghĩa trang.
Đạt nhảy lên xe máy của ông Quảng phóng đi và vứt con dao gây án trên đường bỏ trốn. Hắn cầm cố chiếc xe tang vật được 4,5 triệu đồng rồi đón xe về quê. Một ngày sau khi xác nạn nhân được phát hiện, Đạt bị bắt. Theo tài liệu, Đạt có mối quan hệ phức tạp, lười lao động nhưng sống phóng túng.
Có mặt tại tòa, ba người con của nạn nhân đề nghị xử lý nghiêm kẻ gây tội ác với cha mình, đồng thời yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.
Do vụ sát hại dã man rồi đốt xác được xác định là án điểm nên trong vòng 4 tháng, Viện Kiểm sát đã truy tố Đạt, đồng thời đề nghị mức án tử hình cho hai tội danh.

 

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Hà Nội: Hàng trăm người dân quỳ lạy trước cổng ủy ban xã

(GDVN) - Cho rằng chính quyền đã bán đất, làm mất lối đi vào miếu của nhân dân, người dân xã Mễ Trì (Từ Liêm) đã tập trung trước cổng UB xã để đòi đất. 

Sự việc trên diễn ra từ đêm ngày 24/3 cho đến tận tối muộn ngày 25/3. Hàng trăm người dân ở hai thôn Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tập trung trước cổng ủy ban xã Mễ Trì và lập bàn thờ, treo cờ để “đòi đất”.

Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường. Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường.

Theo người dân phản ánh, do chính quyền xã đã bán đất công của làng cho C.ty Điện lực Từ Liêm. Mảnh đất này là con đường mà hàng trăm năm nay người dân Mễ Trì vẫn sử dụng để đi vào ngôi miếu cổ Bàn Thổ.

Trong khi đó, theo thông báo của UBND xã Mễ Trì, đoạn đường dân sinh từ Miếu Bàn Thổ, xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ tới trụ sở UBND xã Mễ Trì đã bị thành phố thu hồi từ năm 2007 để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì – giai đoạn 1 và dự án xây dựng Nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.

Để “qua mắt” xã, đêm ngày 24/3/2014, gần 700 người dân hai thôn trên đã tập trung lại, tổ chức thuê máy xúc san gạt, đổ bê tông con đường từ Miếu Bàn Thổ đến trước cổng ủy ban xã. Sự việc trên đã bị chính quyền địa phương phát hiện.

Đêm 24/3, huyện Từ Liêm đã huy động đông đảo công an, cơ động, CS 113, dân phòng….đến để ngăn cản người dân thi công con đường.

“Họ đến ngăn cản chúng tôi làm đường. Có mang theo cả súng và bắn hai phát lên trời để người dân giải tán”  - bà T, một người dân kể.

Đến khoảng 3h sáng, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành nốt việc đổ bê tông con đường vào miếu.

6h sáng ngày 25/3, để phản đối việc con đường làng “bỗng nhiên” thuộc về Công Ty Điện lực, hàng trăm người dân tập trung trước cổng ủy ban xã, lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ nhằm yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh trên.

Trước diễn biến phức tạp từ phía người dân, chính quyền xã Mễ Trì đã xuống giải thích, vận động bà con không nên kích động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực. Tuy nhiên, việc vận động trên không có kết quả.

Chiều 25/3, UBND xã Mễ Trì đã chỉ định bà Nguyễn Thị Hường – PCT phụ trách mảng văn hóa xã hội của xã đứng ra làm việc với báo chí.

Bà Nguyễn Thị Hường – PCT xã Mễ Trì làm việc với báo chí trong chiều 25/3.

Bà Hường cho biết, từ năm 2007, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi mảnh đất này để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho Công ty điện lực Thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành.

Theo bà Hường, lúc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, chính quyền đã thông báo cho người dân. Nhưng khi PV hỏi người dân ở đây thì không ai biết đến thông báo này của UBND xã Mễ Trì (?)

“Mới đây chúng tôi mới biết là con đường làng này đã thuộc về Công ty Điện Lực. Chính quyền không nói gì với chúng tôi cả” – người dân bức xúc.

Về thông tin công an đã bắn súng dọa người dân trong đêm 24/3, bà Hường cho hay: “Tôi có nghe phản ánh đó còn thực hư ra sao thì không nắm rõ. Đêm qua tôi không có ở đây nên không biết vụ thể như thế nào”.

Bà Hường khẳng định, không có chuyện xô xát giữa nhân dân và chính quyền trong đêm 24/3.
Đến tối ngày 25/3, người dân Mễ Trì vẫn tập trung ở đây với “trống giong cờ mở”. Chính quyền xã thì đang loay hoay tìm cách thuyết phục người dân giải tán, trở về nhà.

Nguồn: GD VN.


Một số hình ảnh do chúng tôi chụp được tại Mễ Trì:





“Tiền bôi trơn, lại quả đang rút ruột đường sá Việt Nam”

Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gắp đôi, gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống luật pháp rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng!”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói

Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá cao phản ứng nhanh của Bộ GTVT qua việc đình chỉ cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để làm rõ những lùm xùm liên quan đến nghi án “lại quả” hơn 16 tỷ đồng thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (Yên Viên - Ngọc Hồi).
Dự án càng to tham nhũng càng lớn
Những lùm xùm liên quan đến nghi án nhận hối lộ đang được làm rõ. Kết quả xác minh còn phải chờ nhưng đây không phải lần đầu quan chức ngành giao thông bị "tố" từ phía đối tác nước ngoài như này cho thấy điều gì trong đầu tư công hiện nay, thưa bà?
Ít nhiều cũng thấy được sự gian dối trong xây dựng công trình như thế nào. Nó làm tăng sự cảnh giác của các nhà tài trợ bên ngoài đối với Việt Nam. Điều đó cũng làm tăng thêm các mối nghi ngờ vẫn có trong dân về tình trạng tham nhũng, thất thoát, trong các dự án, nhất là đầu tư công.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
ODA cũng là một nguồn cho đầu tư công của nhà nước nhưng cách làm âu nay thực sự rất nhiều bất cập. Do vậy, những lùm xùm liên quan đến số tiền "lại quả" ở Tổng Công ty Đường sắt khiến tôi không mấy ngạc nhiên. Tôi chỉ buồn một chút vì chúng ta nói thì rất ghê, bộ máy cũng rất đồ sộ nhưng gần như hoàn toàn bất lực, chẳng làm gì được tham nhũng mà cứ phải để bên ngoài phát hiện ra mới vào cuộc.
So sánh con số 16 tỷ đồng tiền "lại quả" cũng như tầm quan trọng của dự án đường sắt đô thị Hà Nội với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây, bà đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ việc lần này?
Những con số thể hiện một điều, dự án càng to quy mô tham nhũng càng lớn. Lần này số tiền không chỉ lớn hơn so với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ mà so với các dự tương tự ở nước khác (Indonesia, Uzbekistan...) dường như mức độ tham nhũng ở Việt Nam cũng lớn hơn, nghiêm trọng hơn bạn bè lân cận.
Vấn đề này, tôi thấy cũng phù hợp với những vấn nạn ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đề cập khi thảo luận về Luật Đầu tư công, đó là các dự án tăng giá gấp 3 so với ban đầu. Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, dự án về giao thông, chi phí cũng tăng gấp 2 - 3 lần. Do vậy, Việt Nam mới có những con đường đắt nhất hành tinh.
Sự việc được tờ báo lớn nhất nước Nhật đưa tin rất chi tiết. Như vậy chúng ta đủ cơ sở khởi tố vụ việc hay chưa?
Bước đầu tiên chúng ta phải điều tra làm rõ thông tin. Tôi thấy đợt này, Bộ GTVT phản ứng nhanh hơn rất nhiều so với vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây. Phản ứng đầu tiên của Bộ GTVT là ngồi họp với nhau ngay trong ngày nghỉ để đưa ra quyết định đình chỉ công tác những người ở Ban quản lý dự án để điều tra. Bộ GTVT vào cuộc nhanh như vậy nên tôi hi vọng vụ việc được làm nghiêm túc để kiên quyết trừng phạt những người liên quan đến tham ô, tham nhũng.
Trước đây, phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới xử được vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Bà có lo ngại vụ này diễn ra tương tự như vậy không?
Bài học từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây đã rõ, khi mình chần chừ thì sẽ gây phản ứng bất lợi với bên ngoài. Tôi nhớ trong vụ việc đó, phía Nhật đã đưa ra lời đe dọa có thể cắt viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ những điều đó, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, đừng để đối tác bên ngoài mất niềm tin vào Việt Nam hay người dân bất bình hơn nữa.
Chi phí cao, chất lượng thấp
Dự án đường cao tốc ở Việt Nam thường đắt gấp đôi ở Mỹ, Trung Quốc nhưng thông xe được ít ngày đã thấy ổ voi, ổ gà. Có ý kiến cho rằng, do dự án bị rút ruột quá nhiều tiền để “bôi trơn”, “lại quả” nên mới đắt đỏ thuộc dạng “nhất hành tinh”?
Chắc chắn là như vậy! Không có gì khác để có thể giải thích chi phí xây dựng đường xá ở Việt Nam lại đắt hơn chi phí ở Mỹ và Trung Quốc ngoài những lý do đó (tiền bôi trơn, lại quả). Ngoài việc chi phí làm đường sá đắt hơn, chất lượng công trình cũng tệ hơn đáng kể so với Mỹ và Trung Quốc. Điều đó cho thấy sự yếu kém của chúng ta ở rất nhiều mặt từ hệ thống lập dự án, đấu thầu, tư vấn giám sát, kiểm định, nghiệm thu… Tất cả các khâu đó có vấn đề hết mới dẫn đến kết quả chi phí cao mà chất lượng thấp.
Hàng loạt các đại án tham nhũng được đưa ra xét xử trong thời gian qua mà các vụ án mới vẫn tiếp tục nhen nhóm, phát lộ mỗi ngày. Phải chăng, cách xử của chúng ta chưa đủ nghiêm để răn đe người khác, hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng?
Các vụ việc chỉ dừng lại ở những cá nhân nào đó không thể chạy trốn được nữa thì mới ra mặt để xử lý. Như vụ án Dương Chí Dũng thuộc loại lớn nhất nhưng đến giờ cũng bị tắc... Tôi thấy tham nhũng phải có đường dây, nhưng điều vô lý là khi xét xử, chỉ một người chịu tội. Còn xung quanh người đó, cấp trên, cấp dưới, ai hậu thuẫn thì khó quét tới.
Với vụ lại quả lần này, việc đình chỉ những người có liên quan như vậy là đúng rồi nhưng phải xét kỹ thêm những ai có thể liên quan. Đánh tham nhũng mà chỉ rút được vài cái dây, chặt được vài nhánh rồi thôi thì không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.
Bà có lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA rót cho Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Mối lo đó cũng có một phần, nhưng tôi thấy đáng tiếc là khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thì phải điều chỉnh dần, bớt dựa vào ODA. Điều quan trọng lúc này là phải phát triển bằng các nguồn lực trong nước, làm sao khơi dậy được sức dân, doanh nghiệp chứ đừng quá hào hứng quá với ngồn đầu tư từ bên ngoài.
Xin cảm ơn bà!
Quang Phong (thực hiện)

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tìm thấy máy bay Malaysia mất tích trong rừng.

Trong nỗ lực tham gia tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia, một sinh viên Đài Loan dường như đã tìm thấy một chiếc máy bay rơi trong rừng. Tuy nhiên liệu đây có phải là chuyến bay MH370 hay không vẫn chưa thể kiểm chứng.

Bức ảnh được cung cấp bởi Tomnod.com, một trang bản đồ trực tuyến của công ty DigitalGlobe được hàng triệu cư dân mạng sử dụng để tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích của Malaysia Airlines.
Bức ảnh được một sinh viên Đài Loan phát hiện
Bức ảnh được một sinh viên Đài Loan phát hiện
Trong bức ảnh, dường như một máy bay dân dụng đang nằm trong một khu rừng.
Theo tờ China Times của Đài Loan, một sinh viên ngành khoa học ứng dụng của đại học công nghệ Nan Kai đã phát hiện ra vị trí này hôm 18/3. Bức ảnh, thuộc tờ bản đồ số Map654342, đã được gửi tới Tomnod để kiểm tra thông tin về địa điểm này.
Đến nay, tính xác thực của bức ảnh cũng như liệu đây có phải là chiếc máy bay của Malaysia hay không vẫn chưa thể khẳng định.
Cũng tìm kiếm tương tự như chàng sinh viên tại Đài Loan, một cư dân mạng khác đến từ Ấn Độ có tên Anoop Madhav Yeggina, 29 tuổi, khẳng định đã tìm thấy một máy bay lớn đang thấp bay qua khu vực đảo quần Andaman trên Ấn Độ Dương hôm 8/3, đúng ngày máy bay của Malaysia mất tích, tờ The Hindu cho biết.
Hình ảnh do một nhà phân tích IT Ấn Độ tìm thấy
Hình ảnh do một nhà phân tích IT Ấn Độ tìm thấy
Nhà phân tích công nghệ thông tin này đã đăng tải phát hiện của mình lên trang web của CNN từ hôm 14/3, và đến nay nhận được hơn 16000 lượt xem cùng nhiều bình luận.
“Tôi tin rằng hình ảnh này là của máy bay mất tích, bởi nhiều lí do. Trước hết, hình ảnh được chụp ngay trên một khu rừng, nằm rất gần sân bay Shibpur trên đảo Andaman. Sân bay này chỉ dành riêng cho quân đội mà không cho phép máy bay dân sự.
Khi nhìn kỹ hơn có thể thấy máy bay bay cực kỳ thấp, đến mức các đám mây cũng ở bên trên nó, một việc được thực hiện để tránh sự phát hiện của radar. Và quan trọng nhất, tỷ lệ kích thước và màu sắc của máy bay mất tích phù hợp với máy bay trong ảnh”, Anoop khẳng định.
Theo hãng tin AFP, những ngày qua, đã có khoảng 3 triệu người tham gia vào chương trình tìm kiếm trực tuyến, sử dụng các bức ảnh vệ tinh của DigitalGlobe. Tính tới ngày hôm qua (18/3), công ty này cho biết đã có 257 triệu lượt “xem bản đồ”, và 2,9 triệu khu vực được người dùng đánh dấu.
Công ty trên sử dụng một thuật toán có tên CrowdRank để xác định những manh mối hứa hẹn nhất, chú ý tới những vùng trùng lặp được nhiều người cùng đánh dấu.
“Các chuyên gia phân tích của DigitalGlobe sẽ kiểm tra các vùng đánh dấu để xác định 10 vùng đáng chú ý nhất và chia sẻ thông tin đó với các khách hàng và cơ quan chức năng”, thông báo của công ty này cho biết.
Không tìm thấy bằng chứng trong mô hình bay giả lập
Trong khi đó, các nguồn tin từ cơ quan điều tra Mỹ cho biết, quá trình rà soát các thư điện tử cũng như mô hình giả lập điều khiển máy bay trong nhà của các phi công trên máy bay mất tích không cho thấy dấu hiệu nào những người này đã chuẩn bị cho việc đưa máy bay đi chệch hướng.
“Không có gì đặc biệt”, một trong những nguồn tin được giới chức Malaysia thông báo về vụ việc khẳng định với tờ LA Times.
Không có gì đặc biệt trong mô hình bay giả lập tại nhà cơ trưởng Zaharie
Không có gì đặc biệt trong mô hình bay giả lập tại nhà cơ trưởng Zaharie
Trước đó, giới chức Malaysia muốn tìm hiểu xem liệu cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah có luyện tập trước việc thay đổi đường bay tại nhà trên mô hình bay giả lập của mình hay không, bao gồm cả việc tắt các bộ phát sóng. Vậy nhưng các nhà điều tra “không phát hiện thấy việc đó”.
Các cuộc đối thoại giữa phi công và đài kiểm soát không lưu tại Malaysia cũng thân thiện, như bình thường, và không có gì báo hiệu một sự vụ nào đó sắp xảy ra.
Còn tờ Berita Harian của Malaysia thì cho biết, các nhà điều tra đã tìm thấy trong mô hình giả lập phần mềm minh họa sân bay quốc tế Male tại Maldives, 3 sân bay tại Ấn Độ và Sri Lanka và một sân bay thuộc căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Diego Garcia trên Ân Độ Dương.
Những thông tin có được trong ngày thứ Ba dường như đã làm giảm bớt khả năng phi công đã tự sát, cho dù các nhân viên thực thi pháp luật Mỹ tiếp tục tập trung vào các giả thuyết không tặc, hoặc các hình thức phá hoại khác, bao gồm cả việc ai đó can thiệp vào máy tính của máy bay để thay đổi lộ trình.
“Vẫn có khả năng ai đó đã vào buồng lái và khiến máy bay chuyển hướng”, một nguồn tin từ giới chức Mỹ nói. “Hoặc máy bay đã bị cài đặt từ trước”.
Một giả thuyết nữa đó là một trong các phi công “đã tự thực hiện” việc chuyển hướng máy bay vì nguyên nhân nào đó, nguồn tin này cho biết thêm.
Thanh Tùng
Tổng hợp

 

Những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp

Tại sao lại không được thành lập doanh nghiệp? Quy định nào về những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp? Sau đây, Vinalaw xin được giải thích và cung cấp thêm thông tin về những đối tượng, trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật mới nhất.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
-  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
-  Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
-  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo khoản 2, Điều 94 Luật Phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, hạn chế trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản do trường hợp bất khả kháng.
Ngoài những hạn chế về các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp nêu trên, tại khoản 3 Điều 141, Điều 133 Luật Doanh nghiệp quy định một cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên của một công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác).
Không dùng công quỹ để thành lập doanh nghiệp
Tại Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định: Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần của doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Tài  sản của Nhà nước và công quỹ  bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên; Kinh phí được tài trợ bởi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài;
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Căn cứ những quy định trên, ông Thịnh cần đối chiếu để xác định đối tượng không được thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp.
Ngoài các đối tượng bị cấm, tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN


Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ
Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo.

'Rơi nước mắt'

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/3, bà Lò Thị Thùy, hiệu trưởng Trường tiểu học Nà Hỳ 2, cho biết trường được thành lập từ tháng 8 năm 2004 nhưng trung tâm trường lại đặt ở một bản rất xa.
"Đến năm 2006 thì trường xin được chuyển về trung tâm xã Nà Hỳ. Tuy nhiên, công tác chiêu sinh vẫn gặp nhiều khó khăn vì chúng tôi phụ trách 10 điểm trường lẻ mà học sinh toàn là dân tộc Mông và Dao," bà cho biết.
"Tháng Tám là chuẩn bị vào năm học mới thì tháng Bảy các thầy cô giáo phải bắt đầu đi chiêu sinh. Ngay cả trong mùa mưa thì vẫn hoàn toàn phải đi bộ, băng qua rừng suối, điểm gần thì 5km mà điểm xa thì 18km."
"Mặc dù vất vả khó khăn" nhưng "học sinh vẫn quyết tâm lội suối đi học" và "các thầy cô vẫn cố gắng làm đúng chỉ tiêu của nhà nước", bà nói thêm.
Cũng theo hiệu trưởng trường, trong số 59 thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường thì có "80% là người miền xuôi".
Những ngày đầu, chứng kiến cảnh học sinh lặn lội đến trường, họ "cũng bỡ ngỡ và còn phải rơi nước mắt đấy", bà nói.
"Nhưng với thời gian rồi cùng với tâm huyết với nghề thì cũng vượt qua hết."
"Các thầy cô lên đây một, hai năm rồi cũng xây dựng gia đình ở trung tâm xã. Đầu tuần thì các thầy cô vào bản dạy xong cuối tuần lại về với gia đình."
"Con suối đấy mùa khô thì bình yên thôi, nhưng đến tháng 5, 6 thì lũ to lắm, các thầy cô có hôm không dám băng qua để về"
"Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ đạo các thầy cô giáo là lũ to quá thì không được đi qua nhưng những lúc có việc phải về thì phải nhờ nhân dân dắt qua suối."

Bộ Giao thông vào cuộc

Các báo trong nước trong tin đăng ngày 19/3 cho biết sau khi xem đoạn video do bà Tòng Thị Minh ghi lại, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp nhắn tin để cảm ơn bà và hứa sẽ "nghiên cứu để làm sớm một cây cầu treo."
Báo Dân trí trong tin ngày 20/3 thì dẫn thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án cầu treo qua suối Nậm Pồ, bản Sam Lang, sẽ được triển khai xây dựng trong hai tháng, với vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng và sẽ do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Cũng theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, dự án cầu treo chỉ là giải pháp tạm thời và trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu để triển khai thi công đường giao thông.
Trước tin này, bà Thùy cho biết "thầy cô giáo mừng, học sinh cũng mừng, nhân dân trong bản cũng mừng".
"Cũng bất ngờ vì cái clip đã được quay từ tháng Tám năm 2013 nhưng mà do ở xa xôi quá nên cũng không biết gặp ai để đưa nên cứ giữ mãi từ hồi đó đến giờ," bà nói.
"Đến khi đoàn công tác báo Tuổi Trẻ lên thì họ mới nói là sao đường đi khó thế này, chúng tôi mới bảo chừng đó chưa ăn thua gì so với mùa mưa đâu. Chúng tôi đưa clip cho xem họ mới tin."
"Ngoài hỗ trợ những cây cầu cho các cháu học sinh cũng như thầy cô đi lại thuận tiện thì cũng rất muốn là nhà nước, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp giúp đỡ cho trường cho các cháu đỡ khổ."

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông báo sẽ sớm thi công cầu treo giúp học sinh băng qua suối
"Trường thì giờ chỉ có phòng học thôi, còn phòng ở cũng như công trình vệ sinh, bể nước rồi nhà tắm thì chưa có, học sinh vẫn phải ra suối để tắm nên mùa lũ thì rất nguy hiểm."

Dân Anh 'ngạc nhiên'

Hình ảnh học sinh Việt Nam vượt suối trong túi nylon để đến trường đã xuất hiện trên nhiều báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận.
Báo Telegraph gọi cảnh tượng này là "kỳ lạ", trong khi trang Express.co.uk viết: "Những đứa trẻ này muốn được học đến nỗi chúng sẵn sàng được đưa đến trường trong một cái túi nylon. Đây mới thực sự gọi là quyết tâm."
Một độc giả trên báo Daily Mail với nick 'Joy', viết: "Cảnh tượng này khiến tôi rơi nước mắt. Chúa phù hộ người đàn ông này vì đã bảo vệ con mình khỏi bị ướt và bị ốm. Nhà cầm quyền nên cảm thấy xấu hổ vì để xảy ra những cảnh tượng như thế này. Chắc chắn rằng con cái của giới lãnh đạo sẽ không bị bọc trong một cái túi nylon để đưa đến trường."
Độc giả 'Marshall1964' bình luận: "Cảnh tượng này khiến những đứa trẻ lười biếng, hư hỏng, được nuông chiều quá đỗi của chúng ta phải xấu hổ."
Một độc giả khác với nick 'elephante' thì viết: "Tôi ngưỡng mộ trước động lực và quyết tâm được tiếp cận giáo dục. Thế nhưng chẳng lẽ không ai nghĩ đến việc xây một cây cầu hay sao?"
"Đường đến trường ở Việt Nam cứ như là ở Thế Vận hội. Anh ta là một vận động viên đoạt huy chương vàng," nick 'noodle' viết.
Tag: thành lập doanh nghiệp 

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Làm "chuyện người lớn" lại còn tống tiền bạn gái 12 tuổi

Hẹn người yêu nhí tập thể dục rồi làm “chuyện người lớn”, khi người yêu đòi chia tay, Nam nhắn tin uy hiếp và dọa nếu không chịu chi tiền thì câu chuyện “mây mưa” của 2 người sẽ được lan truyền khắp trường học.

Ngày 20/3, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM bác đơn kháng cáo, kháng nghị, tuyên y án sơ thẩm 4 năm 6 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Trung Nam (16 tuổi, ngụ Bình Phước) về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Theo bản án sơ thẩm, khoảng cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, Nam quen biết và có quan hệ tình cảm với .T.T.. M. (sinh năm 2001). Sáng sớm ngày 1/1/2013, Nam và M. hẹn nhau đi tập thể dục tại nhà văn hóa huyện. Nam có mang theo bao cao su với ý định giao cấu với M..
Bị cáo nhí dụ dỗ người yêu nhí 
Bị cáo "nhí" dụ dỗ người yêu "nhí" 
Đưa M. đến khu vực cầu thang ngồi tâm sự sau đó thực hiện hành vi giao cấu. M. đồng ý. Câu chuyện tiếp tục, sau đó 10 ngày, tầm 4h sáng Nam lại hẹn M. đi tập thể dục ở nhà văn hóa và không quên mang theo bao cao su. Ngồi tâm sự được lúc cả hai tự nguyện giao cấu với nhau.
Đến cuối tháng 2/2013, M. nói chuyện chia tay với Nam. Bực tức, Nam nhắn tin đe dọa buộc M. đưa cho mình 1 triệu đồng nếu không câu chuyện “mây mưa”giữa 2 người sẽ đến tai bạn bè ở trường học. Lo sợ, M. nhờ cô bạn học cùng lớp đi bán hộ chiếc vòng đeo tay của mình lấy 1 triệu đồng đưa cho Nam.
Tống tiền khi người yêu đòi chia tay
Tống tiền khi người yêu đòi chia tay
Ngay sau đó, gia đình cô bạn học của M. phát hiện sự việc Nam tống tiền M. nên báo cho công an thị trấn giải quyết. Gia đình Nam tự nguyện chuộc chiếc vòng tay giao trả lại. Thời gian tìm hiểu, gia đình M. biết được Nam có hành vi giao cấu với M. rồi đe dọa, uy hiếp buộc con gái mình đưa tiền nên ngày 31/3 đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT công an huyện tố cáo hành vi của Nam.
Ngày 20/11/2013, TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án trên ra xét xử. Xét thấy, khi thực hiện tội phạm bị cáo là người chưa thành niên, mới hơn 14 tuổi còn cô bé cũng chưa được 13 tuổi. Biết hành vi nguy hiểm, bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng để thỏa mãn dục vọng của bản thân bị cáo đã chuẩn bị bao cao su để thực hiện hành vi giao cấu. Bị cáo đã 2 lần thực hiện hành vi phạm tội của mình đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trung Nam 4 năm 6 tháng tù giam về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Nguồn: dantri.com

 

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Ra đầu thú vì 14 năm mệt mỏi trốn truy nã

Giọng lập bập, run run ngồi đợi tòa nghị án, bị cáo giết đồng nghiệp cho hay 14 năm chạy trốn ông ta "mỏi chân lắm rồi" và quyết định ra đầu thú để chuộc lỗi lúc về già.

Những ngày làm công nhân cầu đường tại huyện Quế Phong (Nghệ An), Phạm Thanh Long (33 tuổi) vay một ít tiền của đồng nghiệp Phạm Văn Tuấn (44 tuổi). Vài ngày sau, một buổi tối tháng 10/1999, Long đến nhà anh Tuấn xem tivi và bị đòi nợ.
Xô sát xảy ra, Tuấn lấy dao đánh vào đầu Long làm chảy máu. Sau khi vào nằm nghỉ theo can ngăn của người xung quanh, anh Tuấn gặp Long đe dọa bắt trả tiền nếu không sẽ giết. Long vùng dậy chạy xuống bếp vớ con dao rồi đâm chết anh Tuấn.
Long bỏ trốn suốt 14 năm, một ngày cuối tháng 8/2013, nghi can trốn truy nã có dáng nhỏ thó, nước da đen bánh mật này đến Công an Nghệ An đầu thú.
dau-thu.jpg
Bị cáo Phạm Thanh Long. Ảnh: Văn Hải
Tại phiên tòa sáng nay, giọng nói nhỏ nhẹ, đứng lập cập trước vành móng ngựa, bị cáo Long khai không nhớ nhiều về án mạng xảy ra 15 năm trước. "Thật sự bị cáo không nhớ đã đâm anh Tuấn bao nhiêu nhát, chỉ nhớ là đâm nhiều. Bị cáo không có ý định giết anh Tuấn nhưng bị kích động quá nên gây án", Long trình bày.
Bị cáo cho biết sợ bị ngồi tù suốt đời và bị tử hình nên chạy trốn. Suốt 14 năm sống chui lủi, Long nhiều lần thay tên, cạo trọc đầu, lang thang trong Nam ngoài Bắc, làm nhiều nghề và không lập gia đình.
Về lý do ra đầu thú, bị cáo 48 tuổi nói: "Chạy trốn khắp nơi 14 năm đã mỏi chân lắm rồi. Để có quyết định đầu thú tôi đã đấu tranh tư tưởng nhiều năm. Giờ tôi ngồi tù mấy năm cũng được nhưng khó khăn nhất là tiền bồi thường 60 triệu còn lại cho vợ nạn nhân".
Ở hàng ghế người bị hại, chị Vũ Thị Quế (54 tuổi, vợ nạn nhân) cho hay: "Nỗi đau chưa nguôi ngoai, dù hận kẻ giết chồng mình, tôi vẫn xin tòa giảm nhẹ tội cho ông ta sớm được trở về chăm sóc mẹ già", chị nói.
Long bị tòa tuyên phạt 8 năm tù, cho trở về gia đình đợi lệnh thi hành án. Rời phòng xử án, ông ta rơm rớm nước mắt chạy đến nắm chặt tay, xin lỗi vợ nạn nhân. 
Nguồn: vnexpress.net

Cặp tình nhân cầm đầu băng giả cảnh sát lừa đảo

Khi chiêu lừa trúng thưởng không còn hiệu quả, nghi phạm người Đài Loan chuyển sang màn kịch giả cảnh sát đe doạ, lừa chuyển tiền để chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Ngày 18/3, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Chức vụ (PC46) Công an TP HCM đã bắt khẩn cấp Wu Tung I (quốc tịch Đài Loan, ngụ quận 7), Hồ Nhật Khánh (24 tuổi, ngụ Vĩnh Long) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nghi can Võ Ngọc Bích Hiền (sống chung như vợ chồng với Wu Tung I) đang nuôi con nhỏ nên được tại ngoại hầu tra.
Đây là một nhánh của đường dây chuyên gọi điện giả công an để hăm dọa, lừa tiền của hàng loạt nạn nhân xảy ra trong thời gian vừa qua.
lua-dao-2718-1395197205.jpg
Wu Tung I cùng tang vật tại cơ quan điều tra. Ảnh: Q.T
Trước đó, ngày 11/3, ông Ngọc (77 tuổi, ngụ quận 10) nhận được điện thoại của một nhóm người lần lượt xưng là cán bộ, lãnh đạo của một cơ quan tố tụng thông tin ông lão có liên quan đến nhóm tội phạm rửa tiền.
Ông Ngọc hoang mang, giải thích rất nhiều với các “cán bộ công an cấp cao". Chúng sau đó đã đề nghị ông này chuyển tiền vào tài khoản bí mật của cảnh sát để điều tra xem tiền "sạch" hay "bẩn". Nếu vô tội, số tiền này sẽ được ngân hàng thanh toán lại. Tin lời, ông Ngọc chuyển 600 triệu đồng vào tài khoản mà chúng đưa.
Cùng ngày, bà Châu (59 tuổi, ngụ quận Tân Phú) cũng nhận được điện thoại đến máy bàn. Bằng thủ đoạn tương tự, các cảnh sát dỏm doạ nạt, yêu cầu bà chuyển 550 triệu đồng vào tài khoản của bọn chúng.
Chờ mãi không thấy tiền được chuyển lại, ông Ngọc và bà Châu mới biết mình bị lừa đành trình báo công an.
Vào cuộc điều tra, cảnh sát xác định thẻ dùng để rút tiền của 2 nạn nhân là do Khánh cung cấp cho vợ chồng Wu Tung I. Cơ quan điều tra đã bắt và khám xét chỗ ở của băng nhóm này.
Khánh khai, tháng 7/2013 hắn được Hiền - người quen cũ tại Vĩnh Long - nhờ tìm người làm thẻ ATM có giao dịch nước ngoài. Dù được nói rõ là các thẻ sẽ giao cho "mấy ông Đài Loan" dùng vào việc lừa đảo, song Khánh vẫn làm theo. Từ tháng 11/2013 đến nay, Khánh đã giao 19 thẻ cho Hiền để nhận tiền công 38 triệu đồng.
Làm việc với cơ quan điều tra, Hiền cho biết sống với Wu Tung I như vợ chồng. Để giúp người tình "làm ăn", cô ta dụ mấy người như Khánh làm thật nhiều thẻ ATM để chồng cung cấp cho một số người Đài Loan, người Việt Nam đang ở nước ngoài. Từ đây, các nhóm người này sẽ gọi điện giả làm cảnh sát lừa các nạn nhân chuyển tiền vào các số tài khoản này. "Tôi biết rõ việc lừa đảo nhưng đang cần tiền nên vẫn cung cấp thẻ ATM cho mấy người Đài Loan. Khi rút tiền của các nạn nhân trót lọt, tôi nhận được 3% tiền công", Hiền khai.
qt2-5065-1395159902.jpg
Khánh dù biết nhưng vẫn tiếp tay lừa đảo. Ảnh: Q.T
Riêng Wu Tung I vào Việt Nam từ đầu năm 2010. Hắn thường liên kết với các nhóm người Việt ở trong và ngoài nước đi lừa đảo bằng nhiều cách. Ban đầu, bọn chúng sử dụng các thiết bị công nghệ cao gọi đến nhiều người thông báo trúng thưởng từ những chương trình khuyến mãi của các trung tâm lớn. Nhiều nạn nhân dù chưa từng mua sắm nhưng vẫn muốn nhận quà và phải trả “một ít chi phí”. Về sau, nhiều người cảnh giác chiêu này nên chúng chuyển sang giả làm công an, cơ quan công quyền gọi điện đến hăm dọa, lừa tiền.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo PC46 cho hay, đây là nhóm lừa đảo thứ 4 cơ quan này triệt phá trong tháng qua (chưa tính công an các quận huyện). Qua điều tra, cảnh sát đã bắt gần 20 tên, có khoảng 34 nạn nhân với tổng số tiền bị lừa lên đến hơn 10 tỷ đồng.
Những tên cầm đầu khai đã tuyển chọn một số người Việt Nam, đưa ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện phương thức lừa đảo. Những người này sẽ được trả lương 8-10 triệu đồng/tháng để cùng băng nhóm tội phạm ở nước ngoài gọi điện về Việt Nam thực hiện những cú điện thoại lừa đảo.
Cũng theo vị cán bộ điều tra này, dù nhà chức trách đã bắt được nhiều nhóm lừa đảo qua điện thoại, song thực tế còn các nhóm khác vẫn sử dụng hình thức này để lừa gạt. Người dân cần đề cao cảnh giác, công an khi làm việc với ai sẽ phải có giấy triệu tập, chứ không bao giờ nói chuyện "điều tra" qua điện thoại.
"Nếu gặp mấy người gọi điện đến với nội dung như trên, tốt nhất là bà con nên báo công an phường, cảnh sát 113. Đối với các cá nhân đã cung cấp, bán thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ATM cho người khác nên đến ngân hàng để hủy thẻ. Trường hợp cố tình tiếp tay cho băng nhóm lừa đảo sẽ bị xử lý hình sự”, vị cán bộ điều tra khuyến cáo. 
Nguồn: vnexpress.net

 

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Máy bay Malaysia mất tích: Cơ trưởng là không tặc?

Cảnh sát Malaysia ngày 16/3 đã khám nhà của cơ trưởng chuyến bay MH370 và thu  thông tin về những gì ông này đã làm trước khi lên máy bay.
Một vài giờ trước chuyến bay, cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đã đến dự phiên tòa xử lãnh đạo đối lập Malaysia, chủ tịch đảng KPR Seri Anwar Ibrahim mà ông ta ủng hộ. Ông Ibrahim bị kết án năm năm tù giam vì quan hệ đồng giới với người trợ lý.
Máy bay Malaysia mất tích: Cơ trưởng là không tặc? - Ảnh 1

Máy bay Malaysia mất tích: Cơ trưởng là không tặc?

Một số nhân chứng nói rằng khi viên phi công ra khỏi phòng xử án, ông có vẻ rất khó chịu. Theo báo Anh Daily Mail, các nhà điều tra không loại trừ khả năng mức án dành cho nhà đối lập có thể làm cho phi công bức xúc.
Giới chức Malaysia trong hai ngày 15 và 16/3 đã xác nhận người chuyển hướng bay là người biết lái máy bay, có thể đó là "một phi công".
Theo AP, chính phủ Malaysia đang xem xét khả năng máy bay bị không tặc và đã tiến hành khám xét nhà riêng của cơ trưởng Zaharie. Tại đây, cơ quan điều tra đã phát hiện mô hình giả lập buồng lái Boeing. Cơ quan điều tra cũng đang thẩm vấn kỹ sư hàng không có liên hệ với Zaharie. Theo giới chức Malaysia, tín hiệu cuối cùng mà máy bay tự động gửi tới vệ tinh là khi chuyến bay đã hạ cánh.
Hạ độ cao để tránh bị radar phát hiện
Tờ New Straits Times  số ra ngày 17/3 cho biết chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines (MAS) đã hạ độ cao xuống tầm 5.000 feet (khoảng 1,5km) so với mặt biển hoặc thậm chí thấp hơn để tránh sự phát hiện của radar, sau khi quay trở lại từ đường bay Kuala Lumpur-Bắc Kinh ngày 8/3.
Các nhà điều tra đang xem xét kỹ lưỡng dữ liệu để xác định liệu MH370 đã hạ thấp độ cao và dựa vào địa hình để tránh sự phát hiện của radar trong gần 8 tiếng đồng. Nó biến mất khỏi tầm kiểm soát radar của ít nhất 3 quốc gia.
Các chuyên gia nhóm nghiên cứu kỹ thuật cho biết, người điều khiển chiếc Boeing 777  trên chuyến bay MH370 có kiến thức rất chắc về khoa học điện tử áp dụng vào hàng không và hàng hải. Họ nói:  "MH370 đã bay qua Kelantan ở tầm thấp và đây là sự thực".
Chiến thuật này được gọi là chiến thuật dựa vào địa hình để tránh sự phát hiện của radar và được các phi công quân sự thường sử dụng để bí mật bay tới mục tiêu. Chiến thuật bay này được coi là cực kỳ nguy hiểm,  gây say cho những người trên máy bay và đặc biệt gây áp lực rất lớn lên khung máy bay.
Máy bay Malaysia mất tích: Cơ trưởng là không tặc? - Ảnh 2

Một trong những dự đoán về đường đi của chuyến bay MH370 mất tích.

Các chuyên gia cũng cho biết những dữ liệu mới đã hướng các nhà điều tra thiên về tìm kiếm hành lang phía Bắc: kéo dài từ biên giới Kazakhstan và Turkmenistan đến miền Bắc Thái Lan.
Nguồn tin thân cận với cuộc điều tra của nhóm điều tra đa quốc gia cũng cho biết công tác điều tra cũng sẽ tập trung vào các sân bay bị bỏ hoang nhưng có các đường băng dài có khả năng tiếp nhận các máy bay ''hạng nặng'' như Boeing 777.
Có thể nói rằng, khu vực mà các nhà điều tra có thể tính tới đã được thu hẹp lại trong khoảng tám tiếng bay của MH370 dựa vào lượng nhiên liệu đã được bơm vào máy bay.
Điều này diễn ra sau MAS khẳng định về sổ sách ghi chép cho thấy phi công đã không yêu cầu bổ sung nhiên liệu cho máy bay. Nhiên liệu của máy bay đủ để bay tới Bắc Kinh với lượng dự trữ có thể bay thêm 45 phút đến sân bay thay thế.
Những nhà điều tra cũng phân tích khả năng nếu có thêm nhiên liệu thì máy bay đã có thể bị cháy trong điều kiện không khí đặc do ở độ cao thấp trong một thời gian dài.
Những phi công nhất trí rằng MH370 chỉ còn khoảng 2 giờ nhiên liệu. Bởi bất cứ việc điều khiển thay đổi độ cao nào cũng sẽ dẫn đến việc tiêu tốn nhiên liệu dự trữ.
Một nguồn khác cho rằng "nếu theo giả thuyết bị không tặc thì nơi nào có thể giấu nổi chiếc Boeing 777?"
Các nhà điều tra cũng đang tính toán xem liệu chiếc máy bay Boeing 777 của chuyến bay MH370 đã bay được bao xa và địa điểm mà nó có thể đã đáp xuống. Họ cho biết: "Ngay sau khi nước đầu tiên công bố bằng chứng về vị trí của máy bay (khoảng 320km phía Tây Bắc của bang Penang, Malaysia), chúng tôi tập trung tìm kiếm và phán đoán vị trí có khả năng máy bay đáp xuống".
Trong khi đó một nguồn tin cao cấp đã cung cấp cho tờ New Straits Times thông tin rằng, kiểm tra sơ bộ đối với mô hình buồng lái tại nhà cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah cho thấy "không có dấu hiệu nghi vấn". Tuy nhiên, các chuyên gia đang kiểm tra kỹ mô hình tự tạo tại nhà ông ta ở Shah Alam, bang Selangor. 
Một nguồn tin từ Hãng hàng không quốc gia Malaysia (MAS) khẳng định rằng cả hai phi công trên chuyến bay này là được phân công. Họ không tự thu xếp để được bay cùng nhau trên chuyến bay này. Phi công của MAS nhận bảng phân công công tác vào cuối tháng.
Một tờ báo nước ngoài đăng tải thông tin trích nguồn thân cận với những người xử lý thông tin từ tiếng "ping" của Inmarsat cho biết dường như chiếc máy bay đã chuyển hướng về phía Nam bay vào Ấn Độ Dương và có thể đã hết nhiên liệu và đâm xuống đâu đó. Báo này kết luận rằng: "Rất khó có thể xác định vị trí của chiếc máy bay. Các chuyên gia cho rằng, nếu không có thêm các dữ liệu radar, dữ liệu vệ tinh, nhân chứng thì việc tìm kiếm này chẳng khác gì 'mò kim đáy biển'".
Theo Vietnam+

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Ca khúc: Bài ca nghề luật sư


Trung Quốc chế nhạo Malaysia dùng pháp sư tìm máy bay mất tích

(Dân trí) - Cư dân mạng Trung Quốc đã chế nhạo thông tin cho rằng chính phủ Malaysia đã mời một pháp sư tới giúp tìm kiếm chiếc máy bay mất tích cùng 239 người vào sớm ngày 8/3 vừa qua.
 >>   Máy bay Malaysia: Rộ nghi ngờ có thương lượng ngầm với bọn khủng bố


Trung Quốc chế nhạo Malaysia dùng pháp sư tìm máy bay mất tích
Ibrahim Mat Zin dùng phương pháp tâm linh và cầu nguyện tại sân bay Kuala Lumpur để xác định máy bay bị mất tích.

Báo chí Malaysia đưa tin Ibrahim Mat Zin, một pháp sư nổi tiếng, cũng được biết đến tên gọi Raja Bomoh Sedunia Nujum VIP, đã làm lễ tại sân bay của Kuala Lumpur vào thứ hai vừa qua, nhằm giúp xác định vị trí chiếc máy bay mất tích MH370. Các nguồn tin báo chí cho biết ông tới làm lễ theo lời mời của một trong những lãnh đạo cấp cao nhất nước này.
“Tôi cho rằng máy bay vẫn còn ở trên bầu trời hoặc đã đâm xuống biển”, tờ Free Malaysia Today dẫn lời vị pháp sư cho hay.
Ngay lập tức, cư dân mạng Weibo, một mạng xã hội phổ biến của Trung Quốc, đã chế nhạo kết luận của ông. “Ồ đó chính xác là những gì tôi cũng nghĩ”, một cư dân mạng viết và chia sẻ này được nhiều người hưởng ứng.
Một dân mạng tự nhận là người Malaysia viết: “Lần đầu tiên tôi cảm thấy xấu hổ khi là người Malaysia…” và người này kêu gọi “Hãy ngừng làm Malaysia bị mất mặt”.
Nhiều người cảm thấy kinh ngạc khi biện pháp tâm linh cũng đang được xem xét để tìm kiếm máy bay bị mất tích.
“Trung Quốc đã triển khai 10 vệ tinh, Malaysia cũng triển khai một vài thầy cúng”, một cư dân mạng Weibo mỉa mai.
Tờ Free Malaysia Today đưa tin, Jamil Khir, làm việc tại Văn phòng Thủ tướng Malaysia, trước đó cho biết chính phủ hoan nghênh bất kỳ giúp đỡ nào nhằm tìm máy bay bị mất tích, trong đó có cả các pháp sư, miễn là biện pháp của họ không trái với thông lệ của đạo Hồi.
Người Hồi giáo chiếm hơn một nửa trong số 22,7 triệu dân Malayisa. Các pháp sư được nhiều người ở nước này tôn trọng vì có sức mạnh thần bí.
Theo tờ báo, pháp sư Raja Bomoh, người đã hành nghề được 50 năm, nổi tiếng sau khi đã làm lễ tìm kiếm các nạn nhân trong nhiều thảm họa lớn ở Malaysia. Trong số đó phải kể đến thảm họa Tháp Highland năm 1994, khi một tòa nhà chung cư bị sập và khiến ít nhất 48 người chết hay trận lũ lụt ở vùng Kuala Dipang năm 2012.
Pháp sư Rajah cho biết ông dùng các ống nhòm tre làm công cụ hành nghề của mình. Ông cũng cho biết thêm sẽ trở lại sân bay trong 2 ngày tới để thực hiện một buổi lễ nữa.
Tại nhiều vùng ở Malaysia, cũng không có gì là lạ khi các chính trị gia chuyển sang làm pháp sư.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Mua phải ô tô giấy tờ giả, bắt cóc chủ xe để đòi lại 800 triệu đồng

Sau khi mua phải chiếc xe ô tô có giấy tờ giả, Thu đã tổ chức cho đàn em bắt 1 phụ nữ được cho là chủ xe về khách sạn để ép gia đình nạn nhân giao nộp 800 triệu đồng mới chịu thả người.

Ngày 12/3, Đội 2 thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an TPHCM cho biết đã chuyển giao hồ sơ cùng nghi can Lục Thị Bích Thu (tức Bích, 49 tuổi, ngụ TP Hà Nội) cho Công an quận 1 để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”.
Lục Thị Bích Thu tại cơ quan công an
Lục Thị Bích Thu tại cơ quan công an
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, khoảng 17h ngày 6/3, chị Nguyễn Thị Bảo Tr. (28 tuổi, ngụ quận 4) đến PC45 để trình báo việc mẹ chị là bà Trần Thị Liêng (49 tuổi) bị một nhóm người khống chế, giam lỏng rồi đòi tiền chuộc. Chúng yêu cầu gia đình chị Tr. phải đem 800 triệu đồng tới nộp mới thả người.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội 2 PC45 xác định các đối tượng đang khống chế bà Liêng tại khách sạn trên đường Đặng Thị Nhu, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, nên phối hợp với công an quận 1 tổ chức vây bắt.
Khoảng 23h30 cùng ngày, khi chị Tr. vừa trao tiền cho Thu trong phòng của khách sạn này thì trinh sát Đội 2 PC45 cùng Công an quận 1 ập vào khống chế, bắt quả tang Thu. Các “đàn em” của Thu đã tẩu thoát trước đó.
Tang vật mà công an thu giữ
Tang vật mà công an thu giữ
Tại cơ quan công an, bước đầu Thu khai, nguyên nhân mà Thu bắt cóc bà Liêng để đòi 800 triệu đồng tiền chuộc xuất phát từ việc Thu phát hiện ra chiếc xe ô tô Innova biển số 51A – 68244 mà Thu mua là giấy tờ giả. Trước đó, thông qua một đối tượng tên tên X., Thu đã mua 4 chiếc xe ô tô. Nhưng khi phát hiện ra chiếc ô tô Innova biển số 51A – 68244 mang giấy tờ giả thì Thu tìm X. để “hỏi tội”.
Sau đó X. cho biết chủ nhân chiếc xe ô tô mang biển số 51A – 68244 mà X. bán cho Thu là của bà Liêng, nên Thu tiến hành cho đàn em bắt cóc bà Liêng đưa về khách sạn, ép viết giấy xác nhận bán ô tô giấy tờ giả đồng thời phải đưa lại cho Thu 800 triệu đồng.
Trong lúc Thu đang nhận tiền từ người nhà nạn nhân thì công an ập vào bắt giữ.
Hiện vụ việc đang được tiếp tục mở rộng điều tra.
(Nguồn: Dantri.com.vn)

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè

Với địa chỉ tên miền "na ná" những thương hiệu nổi tiếng, các tên miền giả mạo, chưa đăng kí này bị hét giá tới cả tỷ đồng.

Một nhóm người đang thay nhau cầm những tấm bảng ghi tên miền, giá tiền cụ thể từng tên miền đứng ở ngã tư Trương Định – Võ Văn Tần để bán dạo cho người đi đường. Lý do được ghi rõ ràng trên các tấm bảng là “cần tiền trả nợ”, “cần tiền cưới vợ”... đặc điểm chung là chúng đều có giá "trên trời'.
Trong nhóm này có người tự xưng là “vua tên miền Việt Nam” - Nguyễn Trọng Khoa cho biết: “Lý do bán những tên miền này trước hết là mong muốn các doanh nghiệp có tên miền tương tự như tên miền được ra bán nhận thức được việc bảo vệ uy tín của doanh nghiệp mình nếu mua lại những tên miền trên. Tránh trường hợp các tên miền này bị rơi vào tay những người xấu gây mất uy tín cho doanh nghiệp... hiện tại nhóm đang cần tiền gấp nên phải mang các tên miền này đi bán dạo”.
Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè 1
  
Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè 2
  
Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè 3
  
Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè 4
  
Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè 5
Bán rao, hay chiêu bẩn gây sức ép với các DN, doanh nhân bị mạo danh?
Được biết trước đây Nguyễn Trong Khoa đã hét giá các tên miền này trên các diễn đàn với số tiền khoảng 10 tỷ đồng. Hiện nay khi mang ra bán dạo ngoài đường các tên miền này vẫn được rao bán với giá tương tự.
Cách đây chưa lâu nhiều luật sư đã cảnh báo Nguyễn Trọng Khoa có thể hầu tòa vì rao bán những tên miền trùng nhãn hiệu gây nhầm lẫn. Tuy nhiên Khoa vẫn khẳng định sẽ tiếp tục rao bán đén khi có người mua vì đang cần một số tiền lớn.
Khi được hỏi tại sao không liên hệ trục tiếp với các đơn vị có nhãn hiệu trùng với tiên miền này đề trao đổi Khoa còn tiết lộ: “Trước đây với món "tài sản" là 3 tên miền trùng với nhãn hiệu của ngân hàng Đại chúng Việt Nam, tôi đã đích thân gặp lãnh đạo của PVcombank để thể hiện thiện chí tặng lại 3 tên miền này. Tuy nhiên, sau 2 tháng không có hồi âm hay có động thái tích cực, nên quyết định không tặng nữa, bây giờ sẽ bán 3 tên miền này cho người nào có nhu cầu mua lại".
Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam