Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Quyền ly hôn sau khi nuôi con


Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn việc mà các đôi vợ chồng thường xảy ra tranh chấp chính là giành quyền nuôi con sau ly hôn. Luật triệu sơn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con như sau:
Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ, Căn cứ điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ thì để được quyền nuôi con vợ chồng có hai cách để giải quyết sau đây:
Cách thứ 1:
 - Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  Cách thứ 2:
 - Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 (ba) phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:

Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ

Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 9 tuổi trở lên)
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng!
-----------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 
Số 5B, ngõ 57 đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN.
(Phía sau Chùa Hà)
Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007/ Phòng nghiệp vụ: (04).629.33.007 – Hotline: 0988 856 399
Email: lstruongphuc@vinalaw.org/ Website:www.vinalaw.org

Tranh chấp tài sản khi ly hôn


Tranh chấp tài sản khi ly hôn
Tranh chấp tài sản khi ly hôn là tranh chấp diễn ra phổ biến và gay gắt nhất trong quan hệ hôn nhân. Thực tế cho thấy, các tranh chấp về tài sản đều khá phức tạp trong các vấn đề:
 
1. Xác định tài sản là nhà đất thuộc sở hữu chung:
 
Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp tài sản là nhà, đất được Tòa án chia cho vợ, chồng không phải tài sản chung mà là tài sản được cho tặng riêng trong thời kì hôn nhân nhưng Tòa án vẫn tiến hành thủ tục chia mỗi người được hưởng một nửa theo quy định của Luật hôn nhân gia đình với lý do đương sự không đưa ra được căn cứ chứng minh cho việc tặng, cho nhà đất. Sai sót này dẫn đến việc lấy tài sản của người này chia cho người khác. Ngoài ra việc định giá nhà đất không đúng và chỉ phân chia hiện vật cho một bên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Cá biệt, có một số vụ án giá nhà đất vẫn được định theo khung giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất tranh chấp; việc định giá không có đủ các đương sự; thành phần Hội đồng định giá không đúng theo quy định của pháp luật.
 
2. Xác định khối tài sản chung không phải là nhà đất và việc phân chia hiện vật cho các bên:
 
Khối tài sản chung của vợ, chồng khó xác định được do sống chung với gia đình chồng hoặc vợ: Có những vụ án tài sản chung của vợ chồng và gia đình gồm nhiều thành viên sống chung và có nhiều loại tài sản nhưng vợ chồng không có công sức gì nhưng lại được chia phần tài sản lớn, dẫn tới tranh chấp.
 
Việc phân chia hiện vật cho các bên cũng gặp nhiều khó khăn nếu không xác định được nhu cầu sử dụng thực tế của mỗi bên tránh dẫn tới hậu quả tài sản của người này được chia nhưng người kia mới có nhu cầu sử dụng thực sự và ngược lại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
 
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng!
-----------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 
Số 5B, ngõ 57 đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN.
(Phía sau Chùa Hà)
Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007/ Phòng nghiệp vụ: (04).629.33.007 – Hotline: 0988 856 399
Email: lstruongphuc@vinalaw.org/ Website:www.vinalaw.org

Ly hôn có yếu tố nước ngoài


Thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;
- Đời sống chung không thể kéo dài;
- Mục đích của hôn nhân không đạt.
Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Theo đó, hồ sơ khởi kiện xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện gồm có các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
Về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 33, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thứ nhất, xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện
Căn cứ Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.” thì những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết. Song, theo quy định về tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện của Ủy ban thường vụ quốc hội trong Nghị quyết về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định tại Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh số 724/2004/NQ-UBTVQH11 và số 1036/2006/NQ-UBTVQH11 thì một số Tòa án nhân dân cấp huyện, xã, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngòai có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài.
Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài được giải thích theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành những quy định trong “Phần thứ nhất” Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 như sau:
“4.1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án.
Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật hôn nhân và gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.
b) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
4.2. Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
4.3. Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.”
Thứ hai, xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngòai theo lãnh thổ
Căn cứ khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;"
Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 36, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a)...
b)...
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
Như vậy, nếu chồng chị có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi chồng chị cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Nếu chồng chị không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi chị cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng!
-----------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 
Số 5B, ngõ 57 đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN.
(Phía sau Chùa Hà)
Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007/ Phòng nghiệp vụ: (04).629.33.007 – Hotline: 0988 856 399
Email: lstruongphuc@vinalaw.org/ Website:www.vinalaw.org

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Phân chia tài sản khi ly hôn


Phân chia tài sản khi khi ly hôn
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản chung của vợ chồng Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:


Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn Khoản 1 Điều 95 và khoản 1 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. 
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng!
-----------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 
Số 5B, ngõ 57 đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN.
(Phía sau Chùa Hà)
Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007/ Phòng nghiệp vụ: (04).629.33.007 – Hotline: 0988 856 399
Email: lstruongphuc@vinalaw.org/ Website:www.vinalaw.org

Hướng dẫn thủ tục ly hôn

Khi cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài thì một bên vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn. Pháp luật Việt Nam quy định trình tự thủ tục, thời hạn giải quyết, thẩm quyền giải quyết việc đơn phương ly hôn giữa vợ chồng cụ thể như sau:
 1. Trình tự xin ly hôn
 Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
 Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
 Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
 Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
 2. Thời gian giải quyết
 Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
 Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử./. 
3. Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có: (Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện)
 - Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
 - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
 - Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
 - Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);
 - Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng!
-----------------------------------------------------------------------------------
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 
Số 5B, ngõ 57 đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN.
(Phía sau Chùa Hà)
Hỗ trợ khách hàng: (04) 629 33 007/ Phòng nghiệp vụ: (04).629.33.007 – Hotline: 0988 856 399
Email: lstruongphuc@vinalaw.org/ Website:www.vinalaw.org