14h chiều nay (7/5),
Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội sẽ tuyên án đối với Dương Chí Dũng
và các đồng phạm trong vụ án tham ô và cố ý làm trái quy định của nhà
Nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Dự kiến ban đầu, phiên xử phúc thẩm diễn ra trong ba ngày từ 22
đến 24/4. Tuy nhiên, chiều 25/4, thay vì tuyên án như đã tuyên bố trước
đó, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn quyết định quay lại phần xét hỏi. Như vậy,
phiên tòa đã kéo dài gấp đôi số ngày xét xử dự kiến và nghị án kéo dài
qua kỳ nghỉ lễ 1/5.
PLO xin điểm lại những diễn biến chính trong sáu ngày xét xử vừa qua.
Các bị cáo được nói lời sau cùng… hai lần
Cũng do việc HĐXX quyết định xét hỏi lại nên tại phiên xử phúc thẩm, các bị cáo có tới hai lần được… nói lời sau cùng. Trong cả hai lần này, Cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng đều tha thiết xin được sống:
“Bị cáo trông cậy vào từ tâm đức độ, quyết định chính xác, sự công minh của HĐXX để không xảy ra tình trạng “quýt làm cam chịu”. Nếu chưa làm rõ được sự thật bị cáo thực sự bị oan, bị cáo chỉ xin cho bị cáo được sống. Nếu có tội, bị cáo có chết cũng phải chịu, nhưng oan mà chết thì không nói với ai được”- Bị cáo Dũng nói.
Đối với tội cố ý làm trái, Dương Chí Dũng cho rằng, với cương vị là Bí thư, Chủ tịch HĐQT, để xảy ra sai phạm tại Vinalines (gây thiệt hại cho nhà nước gần 367 tỷ đồng-PV), bị cáo nhận tội, không chối cãi. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng khẳng định mình không cố ý, chỉ là nôn nóng muốn làm điều gì đó cho ngành nhưng không thành công mà thành tội, “đó cũng là điều đau đớn với bị cáo”. Dũng hứa sẽ vận động gia đình bán hết tài sản, kể cả những tài sản không bị kê biên, để bồi thường, khắc phục hậu quả.
Bị cáo Mai Văn Phúc kháng cáo kêu oan đối với cả hai tội danh: tham ô và cố ý làm trái.
Cũng như Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc phủ nhận hoàn toàn cáo buộc nhận 10 tỷ đồng từ Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Phúc khai mình chỉ duy nhất nhận chai rượu và phong bì hai triệu đồng Sơn biếu nhân dịp tết.
Luật sư: Chứng cứ buộc tội tham ô “yếu”
Trong số bốn bị cáo bị cáo buộc tham ô, hai bị cáo thành khẩn nhận tội ngay từ đầu là Phó TGĐ Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn. Trong đó, Trần Hải Sơn được coi là “mắt xích” quan trọng, là người làm thủ tục nhận khoản tiền 1,666 triệu USD từ công ty AP- Singapore (Công ty môi giới trong việc mua bán ụ nổi) chuyển về cho Công ty Phú Hà (của em gái Sơn). Lời khai của Sơn sau này cũng là căn cứ quan trọng để buộc tội tham ô đối với Dũng và Phúc.
Sơn khai, theo chỉ đạo của Dũng và Phúc, số tiền 1,666 triệu USD được chia ba phần: Dũng 10 tỷ, Phúc 10 tỷ, phần còn lại của Sơn.
Trong khi đó, luật sư của Dũng và Phúc thì cho rằng lời khai của Sơn có nhiều mâu thuẫn. Tại sao nhiều người “có công” trong việc mua bán ụ nổi nhưng ngoài Dũng và Phúc chỉ có Sơn được hưởng số tiền “lại quả”. Những luật sư này cũng cho rằng, không có chứng cứ trực tiếp chứng minh việc nhận tham ô của Dũng và Phúc. Khoản tiền 1,666 triệu USD là có thực, và chứng cứ chỉ dừng ở việc số tiền đó được chuyển về cho công ty Phú Hà. Việc đưa tiền cho Dũng và Phúc chỉ là lời khai của Sơn, ngoài ra không có nhân chứng hay chứng cứ nào chứng minh việc này.
Luật sư cho rằng, khi sử dụng các chứng cứ là lời khai của Sơn và các em gái Sơn (là nhân chứng tham gia việc chuẩn bị tiền) cần thận trọng vì Sơn cũng là bị cáo trong vụ án này. Đứng trước tình huống bị cáo Sơn đang phải đối mặt với một bản án, một hình phạt nghiêm khắc thì liệu các nhân chứng có khai báo có lợi cho người thân của mình hay không?
Viện Kiểm sát: Đủ căn cứ buộc tội
Trong phần tranh luận, đại diện VKS cho biết, đây là vụ án điều tra truy xét, hành vi phạm tội xảy ra từ 2008 nhưng đến 2012 mới được phát hiện và điều tra nên có nhiều khó khăn.
Đại diện VKS cũng thừa nhận có mâu thuẫn trong lời khai của Sơn về thời điểm, địa điểm đưa tiền. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì thời gian diễn ra đã lâu. Vụ án cũng không có nhân chứng, vì đơn giản, đã là “hành vi đen” thì tránh đưa có nhiều người, cũng không để ý đến đặc thù xung quanh, mong nhanh nhanh chóng chóng rồi“chuồn”.
Cũng theo công tố viên, việc chỉ đạo chia chác khoản lại quả là có nhưng các bị cáo không thừa nhận. Công tố viên phân tích, một Chủ tịch HĐQT, một Tổng giám đốc, một Phó tổng, Sơn là người được tin tưởng. Chỉ có Chiều thừa nhận được bồi dưỡng. “Đặt giả thuyết, không biết, không bàn, không chia thì chí ít Dũng và Phúc cũng phải được bồi dưỡng chứ? Với quan hệ cấp trên cấp dưới, nếu Sơn, Chiều là người được hưởng tiền lại quả mà lại không có Dũng, Phúc thì thực tế có xảy ra việc này không?”- đại diện VKS nói.
Công tố viên khẳng định: “có đủ căn cứ và niềm tin về lời khai của bị cáo Sơn về khoản tiền đã chia và vì vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố”.
Xuất hiện chứng cứ mới từ Nga
Ngày xét xử thứ năm (28/4), HĐXX đã công bố những tài liệu phía Nga cung cấp theo yêu cầu của VKSND tối cao. Tài liệu gồm xác minh về công ty Nakhodka (chủ sở hữu ụ nổi 83M); hợp đồng mua bán ụ nổi giữa công ty Nakhodka và Công ty AP; lời khai của nhân chứng Prikhod Alexsey Adrevicha (đại diện của Global Success (GS)- công ty môi giới của Nga…
Trước đó, trong quá trình xét xử, các luật sư đã nhiều lần đề nghị tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, chờ kết quả xác minh từ phía Nga xác định ai là người của Vinalines đứng ra thỏa thuận về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD. Tuy nhiên, trong số tài liệu thu thập được lại không có thông tin nào về việc này.
Mặt khác, các luật sư cũng đồng loạt phủ nhận tính pháp lý của tài liệu này vì cho rằng nó không được hợp thức hóa lãnh sự; nhiều tài liệu không được công chứng dịch thuật. Mặt khác, trong tài liệu khái niệm dịch sai, ví dụ “Viện kiểm sát” dịch thành “Viện kiểm soát” khiến các luật sư cũng nghi ngờ về tính chính xác trong dịch thuật.
Đại diện VKS thì cho rằng, không cần những tài liệu này cũng đã có đủ bằng chứng để buộc tội các bị cáo, nếu không, VKS đã không truy tố các bị cáo.
Có tội hay không là do… cái ụ nổi
Việc xác định ụ nổi có phải là tàu biển hay không liên quan trực tiếp đến việc xác định trách nhiệm hình sự của một bị cáo là đăng kiểm viên và nhóm bị cáo là cán bộ hải quan Khánh Hòa. Nếu ụ nổi là tàu biển thì ụ 83M không được phép nhập khẩu vào Việt Nam vì tại thời điểm nhập khẩu đã 43 tuổi (VN quy định không được nhập tàu quá 15 tuổi) và như vậy nhóm bị cáo này bị truy tố là đúng tội.
Tuy nhiên, bị cáo Lê Văn Dương cho biết đã nhiều lần làm đơn kêu oan gửi Bộ GTVT (cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ luật Hàng hải), đồng thời kiến nghị Bộ mở cuộc hội thảo khoa học bàn việc ụ nổi có phải tàu biển hay không? Bộ đã có văn bản phúc đáp (lần thứ 3) khẳng định ụ nổi không phải là tàu biển.
Tại tòa, ông Trần Thái Sơn (Bộ Tài chính), một trong năm giám định viên trong tổ giám định liên ngành thực hiện giám định tư pháp vụ án này cho biết: Căn cứ vào Công ước HS (mà VN là thành viên) thì ụ nổi có tên là ụ nổi, có mã số khác mã số của tàu biển. “Khi tranh luận, chúng tôi đặt giả thuyết nếu trùng thì các mã số phải trùng, nhưng ở đây các mã số khác nhau. Khoản 2 điều 2 Bộ luật Hàng hải quy định nếu luật này mâu thuẫn với công ước quốc tế thì phải tuân theo công ước quốc tế”.
Từ đó, ông Sơn cho rằng các cán bộ hải quan đã không làm sai khi cho thông quan ụ nổi 83M.
Như vậy, thực sự các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc và các bị cáo nhóm hải quan có thực sự oan, ai có tội, ai sẽ được giảm án… sẽ sáng tỏ khi tòa tuyên án vào 14 giờ chiều nay.
Theo Thu Nguyệt (Pháp luật TP.HCMPLO xin điểm lại những diễn biến chính trong sáu ngày xét xử vừa qua.
Các bị cáo được nói lời sau cùng… hai lần
Cũng do việc HĐXX quyết định xét hỏi lại nên tại phiên xử phúc thẩm, các bị cáo có tới hai lần được… nói lời sau cùng. Trong cả hai lần này, Cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng đều tha thiết xin được sống:
“Bị cáo trông cậy vào từ tâm đức độ, quyết định chính xác, sự công minh của HĐXX để không xảy ra tình trạng “quýt làm cam chịu”. Nếu chưa làm rõ được sự thật bị cáo thực sự bị oan, bị cáo chỉ xin cho bị cáo được sống. Nếu có tội, bị cáo có chết cũng phải chịu, nhưng oan mà chết thì không nói với ai được”- Bị cáo Dũng nói.
Bị cáo Dương Chí Dũng. Ảnh TN
Bị cáo Dương Chí Dũng phủ nhận hoàn toàn việc nhận 10 tỷ đồng “chia
chác” từ số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng) sau
khi thương vụ mua bán ụ nổi 83M hoàn tất.Đối với tội cố ý làm trái, Dương Chí Dũng cho rằng, với cương vị là Bí thư, Chủ tịch HĐQT, để xảy ra sai phạm tại Vinalines (gây thiệt hại cho nhà nước gần 367 tỷ đồng-PV), bị cáo nhận tội, không chối cãi. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng khẳng định mình không cố ý, chỉ là nôn nóng muốn làm điều gì đó cho ngành nhưng không thành công mà thành tội, “đó cũng là điều đau đớn với bị cáo”. Dũng hứa sẽ vận động gia đình bán hết tài sản, kể cả những tài sản không bị kê biên, để bồi thường, khắc phục hậu quả.
Bị cáo Mai Văn Phúc kháng cáo kêu oan đối với cả hai tội danh: tham ô và cố ý làm trái.
Cũng như Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc phủ nhận hoàn toàn cáo buộc nhận 10 tỷ đồng từ Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Phúc khai mình chỉ duy nhất nhận chai rượu và phong bì hai triệu đồng Sơn biếu nhân dịp tết.
Bị cáo Mai Văn Phúc. Ảnh: TN
Cựu TGĐ cho rằng, nếu có tội thì Phúc phạm tội “thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”, chứ không phải là “cố ý làm trái”. Tại tòa, khi
nói lời sau cùng, Phúc cho rằng mình bị oan và là “nạn nhân của vụ án
này”.Luật sư: Chứng cứ buộc tội tham ô “yếu”
Trong số bốn bị cáo bị cáo buộc tham ô, hai bị cáo thành khẩn nhận tội ngay từ đầu là Phó TGĐ Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn. Trong đó, Trần Hải Sơn được coi là “mắt xích” quan trọng, là người làm thủ tục nhận khoản tiền 1,666 triệu USD từ công ty AP- Singapore (Công ty môi giới trong việc mua bán ụ nổi) chuyển về cho Công ty Phú Hà (của em gái Sơn). Lời khai của Sơn sau này cũng là căn cứ quan trọng để buộc tội tham ô đối với Dũng và Phúc.
Sơn khai, theo chỉ đạo của Dũng và Phúc, số tiền 1,666 triệu USD được chia ba phần: Dũng 10 tỷ, Phúc 10 tỷ, phần còn lại của Sơn.
Bị cáo Trần Hữu Chiều. Ảnh: TN
Trần Hữu Chiều là người được Sơn tự ý cho 340 triệu vì Sơn thấy Chiều
là người tốt, sống đức độ. Tại tòa, luật sư của Chiều cho rằng Chiều
cũng chỉ là nạn nhân, là kẻ nhận “bố thí” số tiền nói trên.Trong khi đó, luật sư của Dũng và Phúc thì cho rằng lời khai của Sơn có nhiều mâu thuẫn. Tại sao nhiều người “có công” trong việc mua bán ụ nổi nhưng ngoài Dũng và Phúc chỉ có Sơn được hưởng số tiền “lại quả”. Những luật sư này cũng cho rằng, không có chứng cứ trực tiếp chứng minh việc nhận tham ô của Dũng và Phúc. Khoản tiền 1,666 triệu USD là có thực, và chứng cứ chỉ dừng ở việc số tiền đó được chuyển về cho công ty Phú Hà. Việc đưa tiền cho Dũng và Phúc chỉ là lời khai của Sơn, ngoài ra không có nhân chứng hay chứng cứ nào chứng minh việc này.
Luật sư cho rằng, khi sử dụng các chứng cứ là lời khai của Sơn và các em gái Sơn (là nhân chứng tham gia việc chuẩn bị tiền) cần thận trọng vì Sơn cũng là bị cáo trong vụ án này. Đứng trước tình huống bị cáo Sơn đang phải đối mặt với một bản án, một hình phạt nghiêm khắc thì liệu các nhân chứng có khai báo có lợi cho người thân của mình hay không?
Viện Kiểm sát: Đủ căn cứ buộc tội
Trong phần tranh luận, đại diện VKS cho biết, đây là vụ án điều tra truy xét, hành vi phạm tội xảy ra từ 2008 nhưng đến 2012 mới được phát hiện và điều tra nên có nhiều khó khăn.
Đại diện VKS cũng thừa nhận có mâu thuẫn trong lời khai của Sơn về thời điểm, địa điểm đưa tiền. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì thời gian diễn ra đã lâu. Vụ án cũng không có nhân chứng, vì đơn giản, đã là “hành vi đen” thì tránh đưa có nhiều người, cũng không để ý đến đặc thù xung quanh, mong nhanh nhanh chóng chóng rồi“chuồn”.
Cũng theo công tố viên, việc chỉ đạo chia chác khoản lại quả là có nhưng các bị cáo không thừa nhận. Công tố viên phân tích, một Chủ tịch HĐQT, một Tổng giám đốc, một Phó tổng, Sơn là người được tin tưởng. Chỉ có Chiều thừa nhận được bồi dưỡng. “Đặt giả thuyết, không biết, không bàn, không chia thì chí ít Dũng và Phúc cũng phải được bồi dưỡng chứ? Với quan hệ cấp trên cấp dưới, nếu Sơn, Chiều là người được hưởng tiền lại quả mà lại không có Dũng, Phúc thì thực tế có xảy ra việc này không?”- đại diện VKS nói.
Công tố viên khẳng định: “có đủ căn cứ và niềm tin về lời khai của bị cáo Sơn về khoản tiền đã chia và vì vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố”.
Xuất hiện chứng cứ mới từ Nga
Ngày xét xử thứ năm (28/4), HĐXX đã công bố những tài liệu phía Nga cung cấp theo yêu cầu của VKSND tối cao. Tài liệu gồm xác minh về công ty Nakhodka (chủ sở hữu ụ nổi 83M); hợp đồng mua bán ụ nổi giữa công ty Nakhodka và Công ty AP; lời khai của nhân chứng Prikhod Alexsey Adrevicha (đại diện của Global Success (GS)- công ty môi giới của Nga…
Trước đó, trong quá trình xét xử, các luật sư đã nhiều lần đề nghị tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, chờ kết quả xác minh từ phía Nga xác định ai là người của Vinalines đứng ra thỏa thuận về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD. Tuy nhiên, trong số tài liệu thu thập được lại không có thông tin nào về việc này.
Mặt khác, các luật sư cũng đồng loạt phủ nhận tính pháp lý của tài liệu này vì cho rằng nó không được hợp thức hóa lãnh sự; nhiều tài liệu không được công chứng dịch thuật. Mặt khác, trong tài liệu khái niệm dịch sai, ví dụ “Viện kiểm sát” dịch thành “Viện kiểm soát” khiến các luật sư cũng nghi ngờ về tính chính xác trong dịch thuật.
Đại diện VKS thì cho rằng, không cần những tài liệu này cũng đã có đủ bằng chứng để buộc tội các bị cáo, nếu không, VKS đã không truy tố các bị cáo.
Có tội hay không là do… cái ụ nổi
Việc xác định ụ nổi có phải là tàu biển hay không liên quan trực tiếp đến việc xác định trách nhiệm hình sự của một bị cáo là đăng kiểm viên và nhóm bị cáo là cán bộ hải quan Khánh Hòa. Nếu ụ nổi là tàu biển thì ụ 83M không được phép nhập khẩu vào Việt Nam vì tại thời điểm nhập khẩu đã 43 tuổi (VN quy định không được nhập tàu quá 15 tuổi) và như vậy nhóm bị cáo này bị truy tố là đúng tội.
Tuy nhiên, bị cáo Lê Văn Dương cho biết đã nhiều lần làm đơn kêu oan gửi Bộ GTVT (cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ luật Hàng hải), đồng thời kiến nghị Bộ mở cuộc hội thảo khoa học bàn việc ụ nổi có phải tàu biển hay không? Bộ đã có văn bản phúc đáp (lần thứ 3) khẳng định ụ nổi không phải là tàu biển.
Tại tòa, ông Trần Thái Sơn (Bộ Tài chính), một trong năm giám định viên trong tổ giám định liên ngành thực hiện giám định tư pháp vụ án này cho biết: Căn cứ vào Công ước HS (mà VN là thành viên) thì ụ nổi có tên là ụ nổi, có mã số khác mã số của tàu biển. “Khi tranh luận, chúng tôi đặt giả thuyết nếu trùng thì các mã số phải trùng, nhưng ở đây các mã số khác nhau. Khoản 2 điều 2 Bộ luật Hàng hải quy định nếu luật này mâu thuẫn với công ước quốc tế thì phải tuân theo công ước quốc tế”.
Từ đó, ông Sơn cho rằng các cán bộ hải quan đã không làm sai khi cho thông quan ụ nổi 83M.
Như vậy, thực sự các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc và các bị cáo nhóm hải quan có thực sự oan, ai có tội, ai sẽ được giảm án… sẽ sáng tỏ khi tòa tuyên án vào 14 giờ chiều nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét